Nhu cầu hình thành và phát triển mô hình “Tam giác liên kết”: Doanh nghiệp Nhà nước Cơ quan nghiên cứu khoa học trong hoạt động khoa học và

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 50 - 51)

công nghệ. Lý do của việc hình thành nhu cầu trên là vì hiện nay các DN còn đang thiếu các bộ phận nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ. Trong khi đó hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh có trên 40 trường đại học – cao đẳng, hơn 60 Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học, có đội ngũ cán bộ khoa học và công

nghệ gần 300.000 người, chiếm khoảng 25% lực lượng khoa học và công nghệ của cả nước [45, online]. Đây là chỗ dựa tốt nhất cho các doanh nghiệp liên kết đào tạo đội ngũ thực hiện các nhiệm vụ R&D, cũng như các nhu cầu chuyển giao, cải tiến, đổi mới công nghệ.

Một thực tế chứng minh là từ năm 2000 đến 2005, với chương trình liên kết “3 nhà” như trên, các cơ quan R&D của các viện nghiên cứu, các trường đại học đã thiết kế chế tạo 34 loại thiết bị, công nghệ thay thế nhập khẩu với giá thành chỉ bằng 35-70% giá nhập khẩu, kinh phí đầu tư gần 24 tỷ đồng. Đã chuyển giao 250 thiết bị, tiết kiệm được 18 triệu USD (hơn 270 tỷ đồng) nhập thiết bị cho doanh nghiệp, đã xuất khẩu sang Thái lan, Lào, Campuchia, Úc, Đài Loan với trị giá gần 1,5 triệu USD. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xúc tiến thành lập và triển khai dự án xây dựng và đầu tư Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới – Neptech và dự án này cũng được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ về trang thiết bị. Đây là giải pháp mà Sở KH&CN, UBND Thành phố Hồ Chí Minh triển khai áp dụng, nhằm nâng cao năng lực hoạt động R&D của các DN tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây các đơn vị tư nhân (DN) cũng như cơ quan quản lý nhà nước của một số tỉnh và khu vực lân cận đã có các Chương trình hợp tác với các cơ quan R&D của thành phố, để thu hút đội ngũ KH&CN tham gia, hỗ trợ DN trong nghiên cứu, triển khai chuyển giao và hoàn thiện công nghệ góp phần hiện đại hóa một số ngành sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đẩy nhanh thương mại hóa các kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế của khu vực DN cả DN nhà nước và DN tư nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 50 - 51)