MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 38)

- Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng qui luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp

MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG ĐỔI MỚ

- Doanh nghiệp với năng lực R&D là hạt nhân quan trọng của hệ thống đổi mới. Dưới tác động của thị trường, các DN tìm các giải pháp công nghiệp tốt nhất có thể để chế biến các nguồn lực đầu vào thành hàng hoá và dịch vụ ra thị trường;

Môi trường kinh tế quốc tế

Môi trường trong nước

DN cạnh tranh

Doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng KHCN

Môi trường công nghệ quốc tế

Các trường đại học Các Viện nghiên cứu

Môi trường văn hoá – xã hội

Công nghiệp D N s ản xu ất ph tr

MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG ĐỔI MỚI

Chính phủ Chính sách

Các tổ chức tài chính Các tổ chức cầu nối

DN cạnh tranh Ng ƣ i t iêu dùn g

- Tiềm lực NC&TK được hình thành chủ yếu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu của Nhà nước, do Nhà nước hoặc các quỹ công cấp kinh phí và các tổ chức phi lợi nhuận;

- Các tổ chức giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tới nguồn cung cấp các nhà khoa học, các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật với chuyên môn nhất định trong một thời điểm nào đó;

- Các cơ quan làm chính sách khoa học và cơ quan khoa học chỉ đạo công tác NC&TK của khu vực công;

Các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần là yếu tố quan trọng làm cho hệ thống thực hiện được mục tiêu của nó, đó là:

- Dòng đầu tư tài chính, quan trọng nhất là từ phía chính phủ và đầu tư của tư nhân;

- Các quan hệ chính sách và pháp luật trong đó luật lệ về KH&CN, sở hữu trí tuệ, chính sách công nghệ và chính sách thương mại áp dụng cho tất cả các DN và có sự điều tiết của Nhà nước;

- Dòng thông tin nói chung, thông tin công nghệ, thông tin khoa học, các quan hệ hợp tác khoa học và kỹ thuật trong cơ chế thị trường;

- Sự luân chuyển có tính xã hội, với các ý tưởng cải cách, đổi mới tổ chức lan rộng từ hãng này đến hãng khác, từ công ty này đến công ty khác, từ địa phương này đến địa phương khác… .

Các thành phần và quan hệ qua lại giữa thành phần nói trên tạo thành một hệ thống mở. Sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống không chỉ quyết định bởi các giá trị đo đếm được về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực mà còn quyết định bởi tính chất, đặc điểm và cường độ các mối tương tác qua lại giữa các thành phần tạo nên hệ thống đó. Đến lượt mình hệ thống này chịu sự chi phối liên tục của môi trường bao quanh nó. Để đi đến một trạng thái nhất định của hệ thống

luôn luôn tồn tại nhiều con đường, không phải chỉ một con đường duy nhất. Mô hình thành công trong HTĐMQG của một nước không nhất thiết giống hệt đối với các nước khác.

Như vậy, quan niệm về thành phần của HTĐMQG là một cách nhận thức mang tính hệ thống, phản ánh về vị trí của KH&CN trong hệ thống xã hội nói chung. Khoa học và công nghệ không tách rời các hệ thống sản xuất kinh doanh, hệ thống chính trị, pháp luật, nền hành chính công, nền giáo dục quốc gia. Một trong những nhận xét rút ra từ quan niệm HTĐMQG là phải luôn luôn xem xét những vấn đề về phát triển KH&CN trong mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo. Nói cách khác, đối tượng của HTĐMQG mà chúng ta xem xét là một hệ thống mở, chịu ảnh hưởng mạnh của môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội xung quanh, cho nên phải có cách tiếp cận liên ngành - tổng hợp trong quản lý KH&CN.

2.3. Những đặc điểm và thực chất của cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia quốc gia

- Đặc điểm về sự gắn kết các hoạt động R&D với các hoạt động kinh tế -

xã hội:Trong cách tiếp cận mới này, cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ

thống R&D, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng sản xuất và kinh doanh, các trường đào tạo, các cơ quan chính phủ và các yếu tố thị trường được phối hợp với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung là đáp ứng nhu cầu về những sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới được thị trường và xã hội chấp nhận

- Đặc điểm về tính hệ thống: Đúng như tên gọi của nó, đặc điểm mang tính bản chất nhất của cách tiếp cận HTĐMQG là ở tính hệ thống. Các yếu tố thuộc HTĐMQG bao gồm:

+ Các yếu tố thuộc hoạt động NCKH, phát triển công nghệ, thương mại hoá sản phẩm mới; hoạt động tạo môi trường văn hoá, các hoạt động giáo dục, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đào tạo nhân lực KH&CN, các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN như thông tin, tiêu chuẩn hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,v.v…

+ Các tổ chức: Chính phủ, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, các tầng lớp dân cư có liên quan hoặc chịu ảnh hưởng của các chính sách và thành quả KH&CN.

+ Các chính sách: công nghiệp, thương mại, khoa học, công nghệ, tài chính, tiền tệ, môi trường, v.v…

Tóm lại các yếu tố của HTĐMQG là bao gồm tất cả các nhân tố, các tổ chức và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ của các DN trong quá trình cạnh tranh trên thị trường. Ở đây, cả một hệ thống của quốc gia bao gồm hệ thống của các tổ chức R&D, các DN thuộc cộng đồng sản xuất kinh doanh (quốc doanh và dân doanh), các trường đại học, chính phủ và các yếu tố thị trường … đều có mục tiêu chung là tạo ra sản phẩm, quy trình và dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng.

- Đặc điểm về tính mở: Tính mở của cách tiếp cận HTĐMQG thể hiện trước hết ở sự hoà trộn, gắn kết của các hoạt động KH&CN với các hoạt động kinh tế - xã hội. Sở dĩ cần có đặc điểm tính mở là vì trong khuôn khổ của HTĐMQG, các hoạt động R&D và các hoạt động ngoài R&D đều cùng có chung một mục tiêu là tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, đồng thời đảm bảo cho sự nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia/ngành/doanh nghiệp.

Ngoài ra, tính mở của cách tiếp cận HTĐMQG còn được thể hiện ở sự hoà nhập, gắn kết giữa các năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ trong nước với các năng lực đổi mới ngoài nước. Sự tham gia của các năng lực đổi mới ngoài nước vào quá trình tích luỹ và nâng cao năng lực đổi mới trong nước là một quá trình phức tạp và đa chiều. Một mặt, thông qua cạnh tranh thị trường quốc tế, những đổi mới sản phẩm của một hãng, một quốc gia tạm thời thống trị thị trường sản phẩm đó trong một thời gian nhất định. Mặt khác cũng không kém

phần quan trọng là thông qua cạnh tranh, sản phẩm của một hãng, một quốc gia lại là một nguồn kích thích đổi mới, thậm chí là tạo nên một xung lực đổi mới quan trọng đến mức không thể thiếu được giữa DN với DN và giữa quốc gia với quốc gia.

Cơ sở của thuộc tính này xuất phát từ hệ quả tất yếu của cái gọi là “Sự phát triển KH&CN quốc tế” hay là “sự quốc tế hoá về KH&CN”, “sự toàn cầu hoá về R&D”, sự hình thành của một “thị trường công nghệ thế giới” gắn liền với “sự toàn cầu hoá về kinh tế”, “sự quốc tế hoá về sản xuất”.

Tính mở trong quan niệm về HTĐMQG còn thể hiện ở xu thế nhất thể hoá giữa KH&CN với sản xuất, kinh tế và xã hội, khái niệm nền kinh tế dựa trên tri thức là một bằng chứng cho thấy KH&CN đã thâm nhập và trở thành nền tảng, thành cơ sở và trụ cột của nền kinh tế và xã hội hiện nay.

2.4. Vai trò của doanh nghiệp trong hệ thống đổi mới quốc gia

2.4.1.Những quan niệm và cách tiếp cận doanh nghiệp

Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào là một DN, mỗi định nghĩa đều mang trong nó một nội dung nhất định với một giá trị nhất định. Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tác giả đứng trên nhiều quan niệm khác nhau khi tiếp cận DN để phát biểu. Chẳng hạn:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 38)