Xét theo quan điểm hệ thống thì doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 43)

trên xem rằng doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổi cùng một mục tiêu. Các bộ phận tập hợp trong DN bao gồm 4 phân hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự.

2.4.2. Bản chất của kinh doanh:

Doanh nghiệp như đã nêu ở trên, nó khác với các tổ chức khác ở chỗ chúng sản xuất hàng hóa, hay cung cấp các loại dịch vụ với mục đích thu được lợi nhuận nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh.

Bản chất của hệ thống kinh doanh được biểu hiện qua sơ đồ :

Sơ đồ 4.1. Bản chất của hệ thống kinh doanh

DN tiếp nhận các nguồn lực tự nhiên

và hoạt động sản xuất trong môi trường tự do cạnh

tranh

DN tiếp nhận các nguồn lực và gắn kết với hoạt động KH&CN, thúc đẩy DN sản xuất kinh doanh trong môi trường độc

quyền

DN liên kết chuyển giao, tiếp nhận các nguồn lực KH&CN thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong môi

trường hội nhập và phát triển

3. Kết luận chƣơng 1

Tóm lại, việc nhận thức đúng về chức năng R&D trong DN cũng như việc hình thành các môi trường để các bộ phận R&D của DN hoạt động có hiệu quả là một nhu cầu bức thiết của HTĐMQG.

Trong các năm qua, nếu tính từ 1995 trở lại đây thì Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KH&CN, từng bước hình thành và phát triển thị trường công nghệ. Đặc biệt kể từ năm 2000, khi Quốc hội thông qua Luật KH&CN và sau đó là Luật Sở hữu trí tuệ, Luật CGCN,… thì các chính sách ưu đãi cho các đơn vị, DN có hoạt động KH&CN đã được quan tâm và đối xử bình đẳng, không phân biệt DN Nhà nước hay DN tư nhân, DN trong và ngoài nước. Các chính sách khuyến khích NCKH, phát triển công nghệ và CGCN, dịch vụ công nghệ quy định trong các Luật nêu trên đã bước đầu tạo ra sự bình đẳng về chính sách ưu đãi giữa các đối tượng tham gia vào hoạt động KH&CN. Tùy từng thời điểm, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn và danh mục các Chương trình, đề tài, dự án , danh mục các công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc hạn chế CGCN.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời gian tới, sẽ có nhiều dòng đầu tư mới vào Việt Nam, trong đó không ít doanh nghiệp KH&CN được hình thành và hoạt động, nhiều công nghệ mới cũng theo vào. Ngoài ra, với việc tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch sẽ là điều kiện thuận lợi, là giải pháp khả thi để DN đẩy mạnh các hoạt động R&D và đổi mới DN. Trong tương lai, không ít DN trong và ngoài nước sẽ tích cực hơn trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.

Do vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới của từng DN cũng như đổi mới của cả quốc gia là một nhu cầu lớn về sự thích nghi với chiều hướng phát triển

và hội nhập, nhằm tận dụng cơ hội bên ngoài và phát huy nội lực. Sự phát triển của các DN, công ty từ tự do cạnh tranh đến độc quyền và độc quyền xuyên quốc gia là một xu thế tất yếu của sự phát triển.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH LONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI TỈNH VĨNH LONG

1.Thực trạng, nhu cầu về hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam

Nếu như cách đây vài năm, hoạt động KH&CN vẫn còn rất xa lạ với các DN Việt Nam thì thời gian gần đây, các DN sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt đầu chú trọng đến hoạt động này. Hầu hết các DN lớn đều có một bộ phận (hoặc phòng) nghiên cứu khoa học - triển khai (R&D) và phát triển công nghệ. Bộ phận này có nhiệm vụ chính là nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới, tạo ra quy trình sản xuất, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm trong quy mô nhỏ trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Tuy nhiên thời gian qua, ở hầu hết DN Việt Nam, bộ phận R&D chỉ mới đảm nhận công việc chuyển giao và phát triển công nghệ đã có sẳn mà chưa quan tâm đầu tư cho nghiên cứu R&D. Trong khi đó ở các tập đoàn đa quốc gia, bộ phận R&D với chức năng bao trùm từ nghiên cứu khoa học đến triển khai thực nghiệm và phát triển công nghệ.

Theo nhận định của Nguyễn Hữu Long, Giám đốc tư vấn Công ty cổ phần Giải pháp phát triển doanh nghiệp (BDSC), cho rằng nhiều phòng R&D của DN Việt Nam chưa làm hết chức năng cần có của một đơn vị nghiên cứu và phát triển (2)

[46, online] theo đúng nghĩa, dẫn đến khả năng phát triển của DN bị hạn chế, bó hẹp trong khuôn khổ sản phẩm thuần túy, cứng nhắc, gây lãng phí tài nguyên, nguồn lực DN. Trên thế giới, chức năng nghiên cứu và phát triển không chỉ giới hạn ở việc cho ra đời sản phẩm mới. Một bộ phận R&D chuyên nghiệp

trong một tập đoàn đa quốc gia thường “bao sân” đồng thời nhiều chức năng . Cụ thể như:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 43)