Hệ thống đổi mới quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 33)

- Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng qui luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp

2.Hệ thống đổi mới quốc gia

2.1. Lịch sử ra đời của học thuyết hệ thống đổi mới quốc gia

Khái niệm "Hệ thống Đổi mới Quốc gia" (National Innovation System- NIS) lần đầu tiên được Freeman, Lundvall và Nelson đưa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ. Bảng sau đây sẽ hệ thống hóa quan điểm của một số tác giả chính về NIS.

Freeman, 1987

NIS là mạng lưới tổ chức thuộc khu vực Chính phủ và tư nhân, hoạt động và tương tác để tạo lập, du nhập, cải tiến và phổ biến công nghệ mới

Lundvall, 1992

NIS là các bộ phận và quan hệ tương tác lẫn nhau trong sản xuất, phổ biến và sử dụng tri thức mới, đem lại lợi ích về kinh tế. Tri thức này hoặc được đưa vào, hoặc bắt nguồn từ trong nước.

Nelson, 1993

NIS là tập hợp các tổ chức tương tác lẫn nhau, có tác dụng quyết định tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp trong nước.

Pavitt, 1994

các tổ chức này, có tác dụng tới tỷ lệ và phương hướng học hỏi/nghiên cứu công nghệ (hoặc số lượng và các loại hình hoạt động đem lại thay đổi công nghệ)

Metcalfe, 1995

NIS là tập hợp các tổ chức khác nhau, liên kết hoặc cá lẻ, góp phần vào việc phát triển và phổ biến công nghệ mới; tạo nên cơ sở để Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách đổi mới công nghệ. Đó là hệ thống các tổ chức có quan hệ với nhau để tạo lập, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng... về công nghệ mới

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, hệ thống đổi mới quốc gia được thể hiện qua năng lực đổi mới và chính sách đổi mới, các khái niệm này được tiếp cận như sau:

- Hệ thống đổi mới quốc gia: là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổi mới công nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở KH&CN, các tổ chức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý KH&CN nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành, doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia. Chỉ có hệ thống đổi mới quốc gia như vậy, mới có điều kiện để các nhà lãnh đạo quốc gia biết được danh mục các mặt hàng chủ yếu, các công nghệ cần phát triển, các bước đi về kinh tế đối ngoại cần tiến hành,… sẽ đảm bảo thắng lợi trong thời gian trước mắt và về lâu dài. Có thể nói HTĐMQG là động lực phát triển thị trường KH&CN. Nếu không có hệ thống này, hoặc có, nhưng hoạt động tồi thì thị trường KH&CN rất dễ bị biến động, dẫn tới khủng hoảng… [36, online].

- Năng lực đổi mới: là một quá trình tổng hợp của nhiều mối liên hệ

tổng hợp để chuyển những phát minh, sáng chế còn chứa đựng rất nhiều rủi ro thành những sản phẩm và dịch vụ mới trên thị trường, tạo ra thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN. Chủ thể chính của quá trình đổi mới không phải là các cơ quan R&D mà là các DN [36, online].

- Chính sách đổi mới - là những chính sách tác động đến những quyết

định của DN để phát triển, thương mại hoá và thực hiện những công nghệ mới. Khi xem xét quá trình phát triển chính sách đổi mới của mỗi quốc gia, người ta thường căn cứ vào một số vấn đề cơ bản như: 1) Quá trình hoạch định và điều phối chính sách đổi mới; 2) Môi trường có lợi cho đổi mới; 3) Truyền bá tri thức và công nghệ trong nền kinh tế và 4) Phát triển nguồn nhân lực và văn hoá đổi mới .[48, online].

Về đại thể, chính sách đổi mới có thể hiểu là một tập hợp có hệ thống các biện pháp chính sách để điều tiết có hiệu quả các hoạt động đổi mới. Nó bao gồm những can thiệp của nhà nước tạo điều kiện và môi trường thuận lợi thúc đẩy sự thay đổi kinh tế có lợi nhất, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, hình thành những ý tưởng mới và hiện thực hoá những ý tưởng mới này thành các sản phẩm, quy trình và dịch vụ.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, chính sách đổi mới không thuần túy là một chính sách mới, mà là tập hợp có hệ thống các chính sách công nghiệp, chính sách thương mại, chính sách giáo dục, chính sách KH&CN… Nếu tập hợp đó không có tính hệ thống thì không thể nói đến chính sách đổi mới.

Với cách tiếp cận này dẫn tới hệ quả là các chính sách phát triển đã chuyển từ chỗ quan tâm đến hệ thống KH&CN, hệ thống R&D trong hệ thống kinh tế sang HTĐMQG; tập trung vào khái niệm chính sách đổi mới, thay cho từng chính sách KH&CN, chính sách R&D. Như vậy vấn đề quan trọng thiết yếu là năng lực R&D không chỉ mang tính chuyên môn mà còn là năng lực đổi mới,

tức là năng lực đổi mới các nguồn lực cả đổi mới sản phẩm và đổi mới các dịch vụ để có thể đưa ra thị trường.

Như trình bày ở trên, bản chất HTĐMQG là liên kết toàn hệ thống, lấy các công ty, các hãng, các DN làm chủ thể chính và là trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Các DN và công ty được đặt trong một hệ thống bao gồm các nhà cung cấp đầu vào, với đầu ra là các khách hàng thường xuyên chịu sự tác động của các nhân tố cạnh tranh như các đối thủ, các bạn hàng. Trong quá trình đổi mới công nghệ/sản phẩm, DN thường xuyên sử dụng các thông tin sáng chế, hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm để thực thi các ý tưởng đổi mới sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời chính bản thân các đối tác trên cũng thường xuyên hướng vào phục vụ các DN để tồn tại và phát triển. Tất cả tạo thành một hệ thống bao gồm các tác nhân và các mối liên kết lấy DN làm trung tâm. Các hoạt động R&D được gắn kết với các nhu cầu sản xuất, kinh doanh tại DN và thông qua DN. Nếu không có nhu cầu về KH&CN đặt ra của các DN về đổi mới để cạnh tranh thì sẽ không có lý do tồn tại cho các hoạt động R&D.

Tóm lại HTĐMQG có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin/tri thức KH&CN, về kinh tế và các lĩnh vực có liên quan đến sức cạnh tranh quốc tế, từ đó đưa ra các dự báo chiến lược để cho các ngành, vùng, doanh nghiệp trong cả nước xây dựng được tầm nhìn và kế hoạch hành động, để đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của các sản phẩm chủ yếu nói riêng. Các kế hoạch hành động này có sự phối hợp ngang, dọc và được sự hỗ trợ của Chính phủ bằng tài chính, ngoại giao, bằng các hiệp định kinh tế, bằng vận động trong các tổ chức kinh tế quốc tế... nhằm đổi mới công nghệ đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Các thành phần và quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống đổi mới quốc gia mới quốc gia

Trong một bài viết có nhan đề “ Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa rút ngắn dựa trên tri thức” GS.VS Đặng Hữu, cho rằng: “Hệ thống đổi mới quốc gia, đó là một hệ thống chính sách, thể chế và tổ chức để gắn kết chặt chẽ khoa học với sản xuất, tức là gắn chặt việc tạo ra tri thức với sử dụng tri thức, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tri thức để đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích các cơ quan khoa học nhanh chóng thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu của mình, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới....

Theo quan điểm này, ta có thể hình dung cấu trúc của HTĐMQG gồm: (xem sơ đồ 3.1)

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 33)