Về trình độ của chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 60 - 64)

- Nhu cầu hình thành thị trường khoa học và công nghệ thông qua việc tổ chức các “Chợ công nghệ và thiết bị”

4.1.Về trình độ của chủ doanh nghiệp

4. Thực trạng, nhu cầu hoạt động R&D của doanh nghiệp chế biến Vĩnh Long

4.1.Về trình độ của chủ doanh nghiệp

Theo số liệu khảo sát và phân tích mẫu điều tra phục vụ cho luận văn này thì trong tổng số 196/200 DN công nghiệp được khảo sát thì chủ DN (hoặc giám đốc doanh nghiệp) có trình độ Thạc sỹ là 3 người, chiếm tỉ lệ 1,53%; Đại học và Cao đẳng là 71 người, chiếm tỉ lệ 36,22%; Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề là 35 người, chiếm tỉ lệ 17,86% và trình độ khác là 87 người chiếm tỉ lệ 44,39%.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu trình độ của chủ DN (qua mẫu điều tra)

Ths, Ts, 3, 1.53% ĐH-CĐ, 71, 36.22% Tr.cấp, 35, 17.86% Khác, 87, 44.39% Ths, Ts ĐH-CĐ Tr.cấp Khác

Như vậy nếu so sánh với số liệu thống kê của Cục Thống kê và số liệu điều tra của tác giả, cho thấy trình độ chuyên môn của chủ DN trên địa bàn tỉnh hiện nay còn ở mức thấp, có khoảng 45% chủ DN chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ (nhất là ở khu vực kinh tế tư nhân), trên 62,25% đội ngũ quản lý chưa thể xếp vào nguồn nhân lực KHCN, từ đó đã làm hạn chế đến khả năng nhận thức, tiếp cận, đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cũng như năng lực tổ chức quản lý, điều hành của các DN. Từ thực trạng này đặt ra nhu cầu cho các nhà điều hành, quản lý DN cần được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý KH&CN, kiến thức về kinh doanh và nghiệp vụ khác trong cơ chế thị

trường, đó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững có hiệu quả của các DN.

Phân tích nguyên nhân của sự hạn chế trên có thể hiểu được là do đa số DN (tư nhân) ở Vĩnh Long có lịch sử phát triển từ hình thức quản lý gia đình, có DN đã truyền nối đến hai ba thế hệ. Ở thế hệ hiện tại, có một số đã cho con học đại học, trở về điều hành DN. Nhưng họ vẫn quan tâm nhiều đến mục tiêu lợi nhuận hiện tại hơn là chiến lược phát triển bằng KH&CN. Hiện nay tiềm lực để phục vụ cho nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ trong các DN tư nhân hầu như không có gì và rất yếu kém.

4.2. Về nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ

Theo số liệu thống kê và kết quả khảo sát gần đây cho thấy thực trạng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của DN Vĩnh Long từ 2004-2008 vẫn chưa có gì chuyển biến trong nhận thức cũng như trong đổi mới:

Điển hình như qua số liệu thống kê năm 2003, trong số 60 DN được điều tra (gồm DN nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài), thì chỉ có 5/60 (chiếm 8,3%) DN có đầu tư cho hoạt động R&D (chủ yếu là DN nhà nước và DN vốn đầu tư nước ngoài), với tổng kinh phí 7,12 tỷ đồng, trong đó hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất mới chiếm 6,17 tỷ đồng, hợp đồng nghiên cứu 116 triệu đồng, tự tổ chức nghiên cứu 832 triệu đồng.

Đến năm 2009, tình hình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của các DN vẫn chưa có sự chuyển biến và mang tính đột phá. Theo kết quả điều tra năm 2008, thì tổng vốn đầu tư phát triển trong năm của các DN là 707,7 tỷ đồng, tăng 17,62% so với năm 2007. Trong đó đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là 13,34 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 1,88%, đầu tư bằng vốn vay là 290,4 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 41,03%, bằng nguồn vốn tự có của DN là 232,83 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 32,9%, và từ các nguồn vốn khác là 172,18 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 24,33%

Điều đáng quan tâm là việc đầu tư cho nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ của các DN trong những 3 năm gần đây hầu như không có. Qua khảo sát về nội dung đầu tư (cụ thể thông qua dự án vay) cho thấy: năm 2009 DN vay cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỉ lệ 35,88%, vay bổ sung vốn lưu động 57,14%, vay để xây dựng nhà ở cho công nhân 0,4% và vay cho các mục đích khác là 6,94%; trong đó không có dự án nào vay để phục vụ cho nghiên cứu, triển khai và phát triển công nghệ mới.

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư của DN (số liệu điều tra mẫu,năm 2009)

Tóm lại, qua khảo sát thực trạng và nhu cầu hoạt động R&D của các DN chế biến ở Vĩnh Long còn nhiều hạn chế và bất cập. Đặc biệt thực trạng về bộ máy tổ chức R&D còn rất ít và nhỏ bé, hiện tại 91% DN chưa hình thành bộ phận R&D (xem thêm phụ lục 3). Nhiều DN chưa mạnh dạn đổi mới nhất là đầu tư, áp dụng công nghệ mới, hiện đại. Một số DN kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu như ngành xay xát gạo, chế biến thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, phân bón hóa học, viên nang capsule … tuy đã có sự đổi mới về công nghệ và làm gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Thế nhưng sự đổi mới về công nghệ nầy chỉ mới là thay thế máy móc, thiết bị (phần cứng), còn về phương thức tổ chức sản xuất, quản lý, kỹ năng, trình độ nghề nghiệp của người lao động (phần mềm) chưa thật sự đáp ứng so với nhu cầu.

Theo đánh giá của tiến sĩ Bùi Văn Sáu, nguyên giám đốc Sở KH&CN Vĩnh Long trong báo cáo khoa học “Phân tích tác động hai mặt của những cơ chế, chính sách có liên quan về lĩnh vực khoa học và công nghệ đối với các

35.88 57.14 57.14 0.4 6.94 0 0 10 20 30 40 50 60 xây dựng cơ bản làm vốn lưuđộng xây nhà công nhân Khác N/c R&D Series1

doanh nghiệp” [29, tr.58], về thực trạng R&D và phát triển công nghệ của DN Vĩnh Long như sau:

- Tuổi trung bình của máy móc, thiết bị ở các DN là cao;

- Mức hao mòn hữu hình của máy móc, thiết bị phổ biến khoảng 30- 40%;

- Số thiết bị, máy móc đạt trình độ công nghệ trung bình thế giới rất ít; - Năng lực nghiên cứu - triển khai và tiếp thu, phát triển công nghệ ở các DN còn rất yếu : chưa có các xưởng pilot, đặc biệt là thiếu nhân lực có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học hoặc làm chủ và phát triển công nghệ ở những dây chuyền, công đoạn, quy trình sản xuất đòi hỏi tay nghề và kiến thức công nghệ cao;

- Số lao động qua đào tạo rất thấp, phần lớn là lao động giản đơn được tuyển dụng từ khu vực nông thôn.

- Cơ cấu nhân lực còn bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng, chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Kỹ luật và tác phong lao động còn lỏng lẽo, tùy tiện, thiếu nghiêm túc đối với công việc, thiếu động lực để sáng tạo;

- Mức độ và trình độ tin học hóa và xử lý thông tin còn thấp và chậm; - Tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng còn cao, khiến cho giá thành sản phẩm cao;

- Chất lượng sản phẩm làm ra còn thấp, không cạnh nổi với hàng nhập cùng loại;

- Mẫu mã sản phẩn đơn điệu, chắp vá và kém hấp dẫn; - Chi phí quản lý trong các ngành sản xuất còn cao;

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hẹp, sức tiêu thụ kém, chủ yếu tiêu thụ nội địa;

- Sản phẩm có thương hiệu uy tín và thị trường công nghệ chưa nhiều, thậm chí quá ít.

Như vậy vấn đề đặt ra cho các ngành chức năng trong việc nâng cao năng lực KH&CN, nhất là năng lực về R&D cho DN trong giai đoạn tới đây sẽ như thế nào? Hiện tại, Vĩnh Long còn trên 91% DN chưa có bộ phận R&D.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp chế biến tại tỉnh Vĩnh Long (Trang 60 - 64)