Phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 32)

9. Kết cấu

1.2.2. Phương thức đào tạo

1.2.2.1. Đào tạo lý thuyết tại trường

Hệ thống cơ sở lý thuyết là nền tảng cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động học nghề. Một trong những phương phức đào tạo phổ biến hiện nay là đào tạo lý thuyết tại trường hay là giảng đường của các cơ sở đào tạo. Thực chất đây là hoạt động mà các giảng viên thông qua hệ thống giáo trình, sách tham khảo, truyền đạt kiến thức lý thuyết cho người học trong các giở dạy ở trường.

Ưu điểm của việc học lý thuyết tại trường đào tạo là: trường dạy nghề là đơn vị có chức năng đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của xã hội, vì vậy, nó có đầy đủ các điều kiện để đảm bảo việc đào tạo theo quy định của Nhà nước bao gồm đội ngũ giảng viên có kiến thức sư phạm để có thể dạy học có chất lượng, nhất là dạy lý thuyết nghề. Tuy nhiên, đào tạo lý thuyết tại trường cũng có nhược điểm đó là: người học chủ yếu tiếp thu được kiến thức lý thuyết thuần túy, còn kỹ năng thì hầu như không hoặc chưa được rèn luyện, trong khi mục tiêu đào tạo đối với CNKT phải đạt được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó kỹ năng là trọng tâm. Các cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường cho dù hiện đại cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của đào tạo là được tương tác với hiện vật, đặc biệt với những môn học cần có thực tế cao và quá trình sản xuất luôn có sự biến động và phát sinh nhiều vấn đề. Đội ngũ GV có kiến

30

thức sư phạm nhưng có đôi khi còn thiếu về kinh nghiệm thực tiễn cũng gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.

Dù còn có những hạn chế nhưng phương pháp đào tạo lý thuyết tại trường đã góp phần tạo nền móng cho SV trong đào tạo nghề, giúp họ có thêm kiến thức để áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đã và đang ngày càng đổi mới, đầu tư các trang thiết bị và cơ sở vật chất để học viên có thể vừa học lý thuyết vừa có sự thực hành, tiếp xúc cơ bản với các công cụ trực quan, từ đó nắm vững lý thuyết và thực hành thực tế có hiệu quả.

Hình 1.1. Mô hình đào tạo

(Nguồn: GS.TS Dương Xuân Ngọc - Kỷ yếu hội thảo khoa học Phương pháp dạy – học sáng tạo)

Mục tiêu Kỹ năng

Thái độ

Nhận thức Diễn giải được Nhớ lại được

Làm chủ lý thuyết thuyết Bắt chước được

LC thao tác Thành thạo Cảm thụ Đáp ứng Nội tâm hóa Bắt chước được

31

Dựa vào mô hình đào tạo ở trên, hoạt động giảng dạy hướng đến các mục tiêu cơ bản là đào tạo về nhận thức, kỹ năng và thái độ. Việc học lý thuyết tại trường chỉ thực hiện được một phần nhiệm vụ đào tạo về nhận thức, còn phần kỹ năng đòi hỏi sự thành thạo và thái độ với các tình huống xảy ra trong công việc thì đòi hỏi phải được đào tạo sâu hơn tại cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho người học được thích nghi với môi trường làm việc thực tế.

1.2.2.2. Đạo tạo kỹ năng tại mỏ

Khi lý thuyết đã được truyền đạt ở trường, người học được áp dụng vào thực hành tại các mỏ, các đơn vị sản xuất. Nhờ việc tiếp xúc với thực tiễn mà hệ thống lý thuyết được học trở nên dễ tiếp thu hơn và người học cũng nhớ được lâu hơn. Việc đào tạo kỹ năng tại mỏ có các ưu điểm, đó là:

- Người học được học tại vị trí sản xuất thực với những thiết bị và công nghệ mà mỏ đang sử dụng. Do vậy, người học có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn theo đúng yêu cầu của xí nghiệp.

- Người dạy là những thợ bậc cao, thợ lâu năm có nhiều kinh nghiệm để truyền đạt lại kiến thức cho học viên, đây là cách học khoa học và hiệu quả nhất, giúp người học nhanh chóng nắm vững các kiến thức và hiểu chính xác về những gì mà họ đang được truyền đạt.

Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cũng có nhược điểm, đó là:

- Tại nhiều đơn vị sản xuất, không có nhiều thợ bậc cao, thợ lành nghề để có thể trực tiếp hướng dẫn cho các học viên.

- Nhiều đơn vị sản xuất, xí nghiệp đặt nặng hoàn thành kế hoạch sản xuất nên việc đào tạo bị coi nhẹ, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Từ đây đặt ra nhiệm vụ với các trường đào tạo là cần có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo giúp học viên có sự tiếp xúc và thực tập thực tế với hoàn cảnh sản xuất thực tiễn, tạo cơ hội cho học viên rèn luyện, nâng cao chất lượng và tìm kiếm cơ hội việc làm tại các đơn vị sản xuất này. Trong những năm gần đây, nhiều bài giảng, thậm chí có môn học được giảng dạy, kể cả dạy lý thuyết, cũng được tổ chức ngay tại mỏ. Thông qua thực hành, rèn

32

luyện kỹ năng mà sinh viên nắm được lý thuyết. Có lẽ đây cũng là mô hình đào tạo công nhân trong tương lai: gắn học với hành, thông qua hành mà học.

1.3. Nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo, quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật tại các trƣờng cao đẳng nghề mỏ tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)