Đặc điểm công tác đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo của trường Cao

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 49)

9. Kết cấu

2.1.3.Đặc điểm công tác đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo của trường Cao

Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin

2.1.3.1. Các ngành nghề đào tạo

Hiện nay, trường có các nhóm nghề đào tạo chính là: - Kỹ thuật mỏ hầm lò (khai thác, xây dựng, cơ điện) - Điện công nghiệp

- Công nghệ ô tô; Chế tạo vỏ tàu thủy - Cắt gọt kim loại

- Kế toán doanh nghiệp - Hàn, khoan, nổ mìn, lái xe - Ngoại ngữ, tin học

- Sư phạm dạy nghề

- Vận hành máy công trình, khoan, xúc, gạt…

Với đặc điểm các ngành đào tạo phong phú, gắn liền với nhu cầu xã hội, trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm đã và đang nghiên cứu đưa thêm vào các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội, tạo đội ngũ CNKT được đào tạo bải bản có chất lượng cao.

2.1.3.2. Nguồn nhân lực làm công tác đào tạo

Xác định đội ngũ giáo viên là lực lượng tiên phong giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng đào tạo và quản lý học sinh, vì vậy công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được đặc biệt quan tâm. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên đăng ký và lập kế hoạch tự bồi dưỡng kiến thức, tay nghề dưới sự kiểm soát và hỗ trợ trực tiếp của các Phân hiệu/Trung tâm và khoa nghề; tổ chức sát hạch, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của giáo viên theo bộ tiêu chuẩn của Tập đoàn và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề nhằm đánh giá trình độ thực chất kiến thức kỹ năng của các giáo viên. Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa về trình độ và nghiệp vụ. Tính đến năm 2011, toàn trường hiện có 580 cán bộ giảng viên trong đó 57 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, 01 người có trình đô ̣ tiến sỹ ; giáo viên dạy nghề mỏ hầm lò là 19/57 người;

47

100% giáo viên có trình độ nghiệp vụ sư phạm bậc 2 và sư phạm dạy nghề; 100% giáo viên có trình độ A ngoại ngữ trở lên; đa phần các giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy. Trên 80% giảng viên có thể dạy cả lý thuyết và thực hành nghề, có bậc tay nghề (bậc thợ) cao hơn so với bậc thợ đang đào tạo từ 2 bậc trở lên. Ngoài ra nhà trường có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng với nhiều tiến sỹ, thạc sỹ từ trường Đại học mỏ Địa chất để bổ sung vào đội ngũ giảng viên cho nhà trường.

Đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao về năng lực và chất lượng, có nhiều giảng viên đã đạt thành tích cao trong hội thi giáo viên nghề toàn quốc là cơ sở để trường cao đẳng Hồng Cẩm là lá cờ đầu đi tiên phong trong hoạt động đào tạo nhân lực kỹ thuật của tỉnh và của cả nước.

2.1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo

Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm luôn ý thức được nhiệm vụ của một trường dạy nghề trong đào tạo nhân lực kỹ thuật nên rất chú ý đầu tư cơ sở vật chất nhà xưởng phục vụ công tác đào tạo.

Về tình hình đất đai phục vụ cho nhu cầu xây dựng trường hiện tại và mở rộng trong tương lai được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1.Tình hình sử dụng đất của trƣờng Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin

Đơn vị: m2

STT Địa điểm Diện tích đất Diện tích

nhà, xƣởng

I Khu vực thành phố Hạ Long 30.430 3.013

1 Khu văn phòng Kênh Liêm 2.600 2.833

2 Khu Trung tâm máy tính ( cũ ) 830 180

3 Khu vực Hà Lầm 27.000

II Khu vực Hoành Bồ 61.906 32.568

48

III Khu vực thị xã Cẩm Phả 124.012 54.172

1 Khu phân hiệu Cẩm Phả ( Khu A+C ) 45.914 17.378

2 Khu Trung tâm HTĐTBDCB( khu B) 20.560 7.856

3 Khu bãi tập lái xe ôtô Km 6 8.938 8.938

4 Khu bãi thực tập xe ôtô Quang Hanh và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công viên cây xanh 48.600 20.000

IV Khu vực Miền Đông 48.700 3.629

1 Khu vực trung tâm dạy nghề Tiên Yên 48.700 3.629

Tổng số 265.048 93.382

(Nguồn: Phòng Đào tạo trường CĐNMHC)

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2000 đến nay, Trường cao đẳng Nghề mỏ Hồng Cẩm đã đầu tư hơn 73 tỷ đồng mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy gồm: hai xe BenLaz, 50 xe tập lái hạng C, B, E, một máy khoan Tamrốc, sáu máy xúc thủy lực, ba máy gạt, một máy khấu than, hai hệ thống máng cào - tàu điện cho hai phân hiệu, hai giàn chống thủy lực di động, hệ thống cột thủy lực đơn, các thiết bị phục vụ học tập và thực tập nghề cơ khí, cơ điện, hàn như máy hàn rô-bốt, máy tiện, máy phay CNC, thiết bị sửa chữa ô-tô, sửa chữa máy mỏ lộ thiên, hầm lò, thiết bị thí nghiệm vật lý - hóa học, thiết bị phục vụ phòng học, an toàn - phòng, chống cháy nổ, trang bị vi tính...

Cùng với đó, trường cũng đã đầu tư hơn 190 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất gồm: ba nhà ký túc xá năm tầng và chín tầng khép kín phục vụ cho hàng nghìn học sinh ở nội trú, khu giảng đường, lớp học, hai xưởng trường, ba bãi tập lái xe, hai đường lò bê-tông, phòng thí nghiệm, hội trường, thư viện, nhà ăn, khu ký túc xá chín tầng tại Phân hiệu Cẩm Phả, hai nhà rèn luyện thể chất tại Hoành Bồ và Cẩm Phả, trung tâm đào tạo tại huyện Tiên Yên, trung tâm sát hạch và thực tập tay nghề và một số hạng mục công trình phụ trợ khác. Nhà trường có các khu nhà học tập, ký túc xá, thư viện, khuôn viên vui chơi, văn phòng làm việc ...đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai. Năm 2012, tổng giá trị đầu tư cho các công trình xây dựng và sửa chữa thiết

49

bị, tài sản là 89,1 tỉ đồng, trong đó đầu tư cho mua sắm thiết bị 18,15 tỉ đồng; đầu tư cho xây dựng cơ bản 63,389 tỉ đồng; sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc 6,7 tỷ đồng; sửa chữa thiết bị cơ điện, vận tải 814,6 triệu đồng.

Các phân hiệu đã có các phòng thí nghiệm hoá học, vật lý, kiểm định chất lượng than, thí nghiệm điện tử, điện tự động đáp ứng được một số ngành đang đào tạo. Bên cạnh đó, nhà xưởng thực hành 8.746m2, bãi tập thực hành 45.000m2 tại các phân hiệu cũng đã đáp ứng được nhu cầu đào tạo.

Các phòng học chuyên môn hóa về cấp cứu mỏ, động cơ nổ, chuyên môn điện, chuyên môn giao thông đường bộ, ngoại ngữ…đã xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng được việc giảng dạy theo mô đun.

Đặc biệt, nhà trường đã có nguồn dự trữ và kế hoạch cụ thể việc trang sắm thiết bị phục vụ đào tạo. Các đơn vị đều chủ động thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, sửa chữa, đề xuất trang sắm mới. Các quy trình về quản lý được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả tại các đơn vị. Các công trình được xây dựng đảm bảo các quy chuẩn theo quy định nhằm tạo điều kiện tốt nhất để công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật được thực hiện có hiệu quả cao.

2.1.3.4. Công tác quản lý chất lượng đào tạo

Là một cơ sở đào tạo nhân lực kỹ thuật hàng đầu của tỉnh và của cả nước, trường CĐNMHC Vinacomin luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc quản lý chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo của trường luôn tiến bộ theo từng năm, đây là một đặc điểm quan trọng góp phần tạo nên uy tín cho trường Hồng Cẩm.

- Nhà trường đang hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008 đã được tổ chứ c NQA đánh giá công nhận vào quản lý quá trình dạy học, kiểm soát chất lượng và đánh giá trong các kỳ thi. Công tác thi/ kiểm tra được giao cho hệ thống kiểm định chất lượng hoạt động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

- Việc đánh giá kết quả học tập được đổi mới theo hướng chính xác, khách quan như chuyển từ thi tự luâ ̣n sang thi trắc nghiê ̣m trên máy tính được triển khai hầu hết ở các môn học các nghề đào tạo. Hình thức này nô ̣i dung đề thi rô ̣ng bao quát toàn bô ̣ nô ̣i

50

dung môn ho ̣c, học sinh có khả năng phát triển tư duy toàn diện hơn , phân loa ̣i được học lực của học sinh một cách rõ nét hơn. Học sinh thi trực tiếp trên máy và được biết kết quả ngay sau khi hoàn thành bài thi. Do đó đánh giá được khách quan chất lượng học tập của các học sinh , đảm bảo tính công khai minh ba ̣ch đối với từng ho ̣c sinh . Toàn bộ quá trình ra đề và tổ chức thi đều được kiểm soát rất chặt chẽ qua phòng kiểm đi ̣nh chất lượng của nhà trường đảm bảo không xảy ra tiêu cực trong qua trình thi.

- Quá trình đánh giá kỹ năng rèn luyện của học sinh các nghề trọng điểm (KT khai thác mỏ hầm lò, KT xây dựng mỏ, KT cơ điện mỏ hầm lò) được đánh giá qua trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Một số nghề sau khi thực tập tại doanh nghiệp nhà trường kết hợp với doanh nghiệp tổ chức thi tốt nghiệp phần kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, đây cũng là hình thức đánh giá thuận tiện cho việc tuyển dụng công nhân đối với các doanh nghiệp. Các nghề hệ cao đẳng được tổ chức thi tốt nghiệp theo ngân hàng đề thi chung do Tổng cục dạy nghề quy định và hướng dẫn trong hệ thống dạy nghề toàn quốc.

Như vậy, với trách nhiệm của một cơ sở giáo dục có truyền thống dạy và học hơn 50 năm, trường CĐNMHC đã và đang nỗ lực hoàn thiện hơn nữa các nguồn lực, đổi mới phương pháp quản lý lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ CNKT có tay nghề cao, được đào tạo bài bản, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong thời kì hội nhập.

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 49)