Sự bất cập giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực quản

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 84)

9. Kết cấu

2.3.2.Sự bất cập giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực quản

quản lý của nhà trường

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo CNKT tại trường đó là năng lực quản lý của nhà trường còn nhiều hạn chế. Để nâng cao chất lượng đào tạo thì cơ sở đào tạo phải có sự chủ động và có năng lực trong quản lý điều hành các hoạt động. Tuy nhiên, khi cơ sở đào tạo còn có những hạn chế về năng lực quản lý thì sẽ mâu thuẫn với nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu cao trong khi năng lực quản lý không đáp ứng được sẽ làm giảm chất lượng đào tạo và ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở đào tạo.

Trường CĐNMHC luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề, các phó hiệu trưởng và hiệu trưởng trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và độ tuổi theo quy định của Điều lệ trường Cao đẳng nghề, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý của trường. Tuy nhiên, về năng lực quản lý, nhà trường còn thể hiện một số hạn chế, cụ thể là:

- Trường có địa bàn hoạt động rộng, nhiều ngành nghề đào tạo, số lượng CBCNV đông nên công tác quản lý rất phức tạp đòi hỏi cán bộ lãnh đạo đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ, sức lực.

- Tại một số khoa nghề, nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý của cán bộ còn hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công việc của đơn vị. Một số nhân

82

viên kỹ thuật các phòng ban, kinh nghiệm chuyên môn ít nên việc hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiệp vụ chưa hiệu quả.

- Cán bộ quản lý của một số khoa nghề còn hạn chế về kiến thức, tay nghề ở lĩnh vực chuyên môn phụ trách nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ của một số cán bộ quản lý có tuổi cao chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Nhà trường có đủ đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ có năng lực chuyên môn phù hợp với các vị trí làm việc tương ứng, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên đang được trẻ hóa và hiệu quả trong công việc.Tuy nhiên còn một số nhân viên phục vụ có tuổi cao không học tập nâng cao trình độ được.

- Ở một số ngành như khai thác mỏ hầm lò, số lượng giáo viên cơ hữu chưa đủ mà phải thuê ngoài khiến cho công tác quản lý của nhà trường gặp nhiều khó khăn trong các vấn đề về hợp đồng làm việc, bảo hiểm, tiền lương…

Những hạn chế trên về năng lực quản lý đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường. Sự bất cập giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với sự có hạn của năng lực quản lý đã đặt ra đòi hỏi về những giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý của nhà trường, tạo uy tín cho trường và góp phần nâng cao chất lượng người học.

2.3.3. Sự bất cập về số lượng và chất lượng công nhân được đào tạo so với đòi hỏi thực tiễn của tỉnh

Quảng Ninh hiện đang là một điểm sáng về phát triển kinh tế ở miền Bắc, trong đó nổi bật nhất vẫn là ngành khai thác than, điều vốn mang lại cho tỉnh tiếng vang là kho “vàng đen” của cả nước. Trong thời điểm trữ lượng than lộ thiên đã gần cạn kiệt, bước đầu phải khai thác than hầm lò thì yêu cầu về đội ngũ CNKT có tay nghề ngày càng trở nên cấp thiết. Trường CĐNMHC với trách nhiệm là một đơn vị đào tạo nghề có uy tín của Tỉnh đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có năng lực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của tỉnh về cả số lượng và chất lượng công nhân. Tuy nhiên, bước vào bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn,

83

nhu cầu của tỉnh về đội ngũ nhân lực cả về số lượng và chất lượng cũng thay đổi theo chiều hướng đỏi hỏi nhu cầu về lượng nhân lực theo những ngành đặc biệt và chất lượng nhân lực cao.

Quy mô đào tạo hàng năm tại trường CĐNMHC là trên 20.000 HS/SV tại tất cả các cấp đào tạo. Đây là con số không hề nhỏ, nhưng trong những năm gần đây, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến quy mô đào tạo tại trường. Số lượng HS/SV được đào tạo về các ngành nghề, đặc biệt trong ngành khai thác hầm lò bao gồm (khai thác mỏ hầm mò, xây dựng mỏ hầm lò, cơ điện mỏ hầm lò) còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của tỉnh. Trong thời gian tới khi mà các mỏ than ở Quảng Ninh bắt đầu bước vào khai thác than hầm lò thì đội ngũ công nhân được đào tạo về hầm lò càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Qua kết quả kí hợp đồng đào tạo của trường, số lượng hợp đồng với các doanh nghiệp vượt 4,6% trong năm 2012 chứng tỏ nhu cầu lao động hầm lò của các doanh nghiệp tăng cao hơn so với dự tính. Trong khi đó, số lượng tuyển sinh theo hợp đồng đào tạo với các doanh nghiệp mới chỉ đạt 81,6% (3461/4241) so với kế hoạch Tập đoàn giao và đạt 82.1% so với nhu cầu của doanh nghiệp, thể thiện những khó khăn trong tuyển sinh của trường.

Chất lượng nhân lực qua đào tạo tại trường cũng là một vấn đề bất cập. Kết quả khảo sát qua các doanh nghiệp sử dụng lao động được đào tạo tại trường CĐNMHC đã đánh giá như sau:

- Về tư chất đạo đức: Hầu hết các đơn vị đều nhận xét đạt yêu cầu. Trong đó Công ty than Quang Hanh và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 đánh giá cao ý thức của HS do Trường đào tạo. Tuy nhiên, Xí nghiệp than Hoành Bồ và Công ty than Dương Huy lại cho rằng ý thức của HS của trường chưa đạt yêu cầu, thậm chí có số ít học sinh nghề khai thác hầm lò khi được về thực tập, làm việc tại công ty còn có ý thức kém.

- Về kiến thức chuyên môn: Các ý kiến nhận xét cấp phân xưởng, tổ sản xuất và thợ bậc cao cho rằng trình độ hiểu biết và tay nghề của HS chưa đáp ứng kịp với đổi mới trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp. Nội dung đào tạo phần lý

84

thuyết chưa có sự cập nhật thông tin về công nghệ và các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các đơn vị. Tay nghề vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị hiện đang được sử dụng phổ biến còn yếu. Riêng nghề cơ điện lò trình độ tay nghề của HS chưa đáp ứng được yêu cầu, học sinh còn lúng túng trong việc sửa chữa thiết bị cơ điện. Nghề khai thác mỏ và đào chống lò, trình độ tay nghề mới đạt mức trung bình.

- Về phương pháp làm việc: Hầu hết các đơn vị đều nhận xét: HS thực tập và cả HS sau khi được phân công nhận công tác tại các đơn vị đều làm việc thụ động, chưa có tính chủ động và sáng tạo.

Nhu cầu của các doanh nghiệp là tuyển được đội ngũ lao động có trình độ năng lực và ý thức cao, phù hợp với thực tế sản xuất gặp nhiều khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua đánh giá thì chất lượng đào tạo của trường còn nhiều điểm cần khắc phục.

Như vậy, nhu cầu của tỉnh Quảng Ninh, cụ thể là các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng lao động, là ở một đội ngũ nhân lực kỹ thuật đáp ứng đòi hỏi về cả số lượng và chất lượng. Theo đó, số lượng phải đáp ứng được nhu cầu trong giai đoạn mới về công nhân hầm lò, chất lượng cũng theo đó mà có sự thay đổi với những đòi hỏi về công nghệ mới. Đây cũng là hai vấn đề mà nhà trường đang nỗ lực thay đổi và hoàn thiện hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại đây, đáp ứng nhu cầu và đỏi hỏi thực tiễn của tỉnh.

* Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 của Luận văn tập trung làm rõ thực trạng và đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo CNKT tại trường CĐNMHC Vinacomin hiện nay. Tìm hiểu về trường CĐNMHC Vinacomin, luận văn đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác đào tạo của trường, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến công tác tuyển sinh, công tác tổ chức đào tạo và công tác quản lý đào tạo CNKT. Qua khảo sát, có thể thấy công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật đã và đang được nhà trường quan tâm đúng mức và bước đầu mang lại kết quả khả quan: kết quả tuyển sinh năm sau cao hơn năm

85

trước, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn, công tác bồi dưỡng GV được quan tâm, việc quản lý giáo dục học sinh, quản lý chất lượng đào tạo được đổi mới và đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật tại trường vẫn còn nhiều điểm cần phải khắc phục như: vẫn chưa tìm ra những giải pháp mới trong công tác tuyển sinh nên kết quả tuyển sinh ở nhiều hệ vẫn chưa đạt được như kỳ vọng; công tác quản lý hoạt động ở một số đơn vị trực thuộc còn chậm trễ, thụ động; vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong giảng dạy; công tác quản lý kí túc xá còn thiếu sát sao. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những vấn đề bất cập trong công tác đào tạo tại trường CĐNMHC Vinacomin, đó là sự bất cập giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với khả năng có hạn của nguồn lực trong đó có nguồn lực giảng viên, sự bất cập giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với năng lực quản lý của nhà trường và sự bất cập giữa số lượng - chất lượng công nhân được đào tạo so với đòi hỏi thực tiễn của tỉnh.

Từ những hạn chế còn tồn tại và những bất cập trong công tác đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo đã đòi hỏi trường CĐNMHC cần có những giải pháp khắc phục để đảm bảo đào tạo được đội ngũ CNKT lành nghề, đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật chất lượng cao của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

86

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TẠI TRƢỜNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM VINACOMIN 3.1. Phƣơng hƣớng

3.1.1. Gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác đào tạo, quản lý đào tạo với hoạt động sản xuất của các mỏ động sản xuất của các mỏ

Trong những năm tới, nhằm nâng chất lượng công tác đào tạo CNKT về cả số lượng và chất lượng, trường CĐNMHC hướng tới việc gắn công tác đào tạo với hoạt động sản xuất của các mỏ. Việc liên kết giữa nhà trường và các mỏ một mặt giúp các mỏ than có được một đội ngũ CNKT lành nghề, được đào tạo bài bản, mặt khác cũng là cách thức giúp nhà trường có môi trường thực tập thực tế giúp nâng cao kỹ năng thực hành cho SV. Công tác đào tạo được gắn với hoạt động sản xuất thực tế nhằm đảm bảo đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo đúng ngành, đúng nghề, đáp ứng đòi hỏi nhân lực của các đơn vị trực tiếp nhận người lao động, đồng thời việc gắn đào tạo và thực tế sản xuất giúp bổ sung những thiếu sót của công tác đào tạo như nội dung giảng dạy chưa sát với thực tế hay công tác tuyển sinh chưa đúng như kì vọng.

Hoạt động sản xuất của các mỏ là thực tế mà mỗi SV học nghề, đặc biệt là nghề mỏ cần phải trải qua nếu muốn có kết quả đào tạo hiệu quả. Việc gắn công tác đào tạo với hoạt động sản xuất của các mỏ là cơ hội cho các sinh viên hiểu thêm về những ngành nghề mà mình theo học, từ đó thúc đẩy thêm sự tìm tòi trong công việc và rèn luyện trong học tập.

Trong tương lai khi mà nhu cầu nhân lực đang trở nên cấp thiết, đào tạo nhân lực sẽ là một quá trình đòi hỏi phải có kế hoạch rõ ràng, chi phí cho nhân lực sẽ được tính toán tỉ mỉ thì việc gắn công tác đào tạo với hoạt động sản xuất của các mỏ sẽ giúp việc lên kế hoạch đào tạo một cách khoa học, xác định đúng đối tượng và nhu cầu đào tạo đảm bảo hoạt động đào tạo tiết kiệm mà vẫn có hiệu quả, đúng người, đúng việc.

Thực hiện phương hướng gắn đào tạo và sản xuất, nhà trường phải chủ động khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp và triển khai ký hợp đồng đào

87

tạo với các mỏ làm cơ sở thực hiện tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Từ đó, chất lượng công tác đào tạo mới có thể được nâng cao, trường đào tạo được số lượng HS/SV theo yêu cầu với chất lượng tốt, các mỏ tuyển được những công nhân có tay nghề, được đào tạo, có thể nhanh chóng bắt kịp công việc và lao động sáng tạo với năng suất và hiệu quả cao.

3.1.2. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Một trong những mục tiêu mà nhà trường đang hướng đến để nâng cao chất lượng công tác đào tạo CNKT là việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của thực tế.

Từ một trường chỉ chuyên đào tạo nghề phục vụ ngành công nghiệp khai thác than, đến nay trường CĐNMHC đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, từng bước đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho tất cả các đối tượng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố khác trong khu vực, từng bước thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục.

Phấn đấu trở thành trường Trường Đại học công nghệ, nhà trường đang từng bước tập trung các nguồn lực để xây dựng trường thực hành theo mô hình tổ hợp đào tạo đa ngành, đa nghề từ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề đến đại học, đào tạo kỹ sư công nghệ thực hành, cử nhân, liên kết với các trường Đại học trong và ngoài nươc, đào tạo tại chức, tập trung, đào tạo liên thông, du học tại chỗ, du học nước ngoài với chất lượng ngang tầm khu vực. Trường còn liên kết với hơn 15 học viện, trường đại học trong nước mở các lớp đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức ngành than và nhân dân trên địa bàn có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn.

Những năm trước, nhà trường chỉ đào tạo tại chỗ. Gần đây, sau khi nghiên cứu tình hình thực tế, nhà trường đã thành lập Trung tâm đào tạo Tiên Yên. Đây là một bước tiến mới trong việc chủ động vươn xa, đào tạo tận nơi nhằm phục vụ bà con nông dân ở miền Đông (những người có ít thông tin về nghề mỏ), giúp họ có được nghề nghiệp vững chắc. Có một thực tế, nhiều lao động ở miền Đông, nhất là lao động ở khu vực nông thôn và miền núi có nguyện vọng được học nghề và tìm kiếm những cơ hội việc làm. Tuy nhiên, muốn học nghề, họ phải tham gia học tập

88

tại các trung tâm dạy nghề ngoài địa bàn. Việc ấy mất nhiều thời gian, tiền của và bỏ dở công việc gia đình. Đa số người trong độ tuổi lao động mà nhất là con em những hộ nghèo và những người lao động chính của gia đình sẽ có rất ít cơ hội để học nghề như thế. Để giải quyết khó khăn đó, nhà trường đã tổ chức thành công mô hình dạy nghề ngay tại các địa phương và lựa chọn những nghề đào tạo phù hợp với đặc điểm, điều kiện vùng miền, phù hợp với thực tế sản xuất.Trong thời gian tới,

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 84)