9. Kết cấu
3.1.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo
Một trong những mục tiêu đặt ra của trường CĐNMHC trong thời gian tới để giúp nâng cao chất lượng công tác đào tạo CNKT là việc nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo.
Công tác quản lý đào tạo về mục tiêu, về nội dung chương trình, về hoạt động dạy - học, quản lý cơ sở vật chất, quản lý các hoạt động phục vụ công tác đào tạo, về chất lượng bài giảng, giảng viên, cơ sở trang thiết bị...phải ngày càng được hoàn thiện và nâng cao. Nhà trường cần chú trọng tập trung các nguồn lực, quan tâm sát sao để thực hiện để các hoạt động quản lý luôn được đảm bảo về chất lượng, có như vậy thì công tác đào tạo CNKT mới có hiệu quả và kết quả cao.
89
Việc quản lý đào tạo không phải là trách nhiệm của riêng lãnh đạo nhà trường, cũng không phải là trách nhiệm chỉ của bộ phận thực hiện công tác quản lý, mà là trách nhiệm trung của toàn thể giảng viên, CBCNV nhà trường cùng chung tay thực hiện. Kết quả của đào tạo không chỉ là đội ngũ HS/SV chất lượng mà còn là các hoạt động hỗ trợ để việc đào tạo được thực hiện có kế hoạch, có hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, trong tương lai cần thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ như việc tổ chức tuyển sinh hiệu quả, khoa học, xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp; xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn; xây dựng tiêu chuẩn chất lượng làm cơ sở cho việc đánh giá, tổ chức liên kết vứi các cơ sở đào tạo khác, với doanh nghiệp, tổ chức giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp; thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Qua khảo sát dành cho giảng viên, CBCNV trường CĐNMHC, mức độ cần thiết của các giải pháp đã được đánh giá như sau:
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý đào tạo
Câu hỏi Giải pháp Thang điểm Rất cần thiết Cần thiết Có hoăc không có cũng đƣợc Ít cần thiết Không cần thiêt 1
Tổ chức tuyến sinh hiệu quả, khoa học. Xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của trƣờng
60.5 23.5 10.1 4.6 1.3
2
Xây dựng kế hoạch, thiết kế chƣơng trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn
52.5 35.2 8 2.7 1.6
3
Xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng làm cơ sở cho việc đánh giá (về bài giảng, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật…)
90
4 Liên kết với các cơ sở đào tạo
khác trong địa bàn tỉnh 61.2 23.5 10.7 3.5 1.1
5
Liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
54.5 27 12.2 4.5 1.8
6 Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh
giá kết quả đào tạo 51.3 30.5 11.7 5.3 1.2
(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi đối với GV, CBCNV trường CĐNMHC)
Qua khảo sát, các giải pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết (từ 23% đến 35%) và rất cần thiết (từ 51% đến 61%) cho thấy được các biện pháp đưa ra là rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo tại trường. Những người trực tiếp tham gia đào tạo và quản lý đào tạo đều nhận thức được ý nghĩa thiết thực của các giải pháp trên nhằm kiện toàn công tác quản lý đào tạo.Việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho việc đào tạo chính là thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo nhằm đảm bảo công tác đào tạo diễn ra đúng kế hoạch, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các bên có liên quan và kết quả đào tạo (đầu ra) đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu của thực tế.