Quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 25)

9. Kết cấu

1.1.5.Quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật

Theo tác giả Tôn Văn Vinh thì: “Quản lý đào tạo là hoạt động điều hành, phối hợp, huy động các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội về nhân lực được đào tạo. Ngày nay, quản lý đào tạo không chỉ còn đơn thuần là điều hành hoạt động của các cơ sở đào tạo mà còn quản lý định hướng xã hội hóa, hướng tới lợi ích phát triển của tổ chức và doanh nghiệp [46].

* Nội dung của quản lý đào tạo gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo về thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển đào tạo.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy chế về đào tạo; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo khác.

- Quy định mục tiêu đạt được đối với đối tượng đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo; tiêu chuẩn giáo viên, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, đề cương, chương trình đào tạo, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ…

23

* Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo gồm:

- Tổ chức và chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giảng viên và cán bộ đào tạo.

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong đào tạo - Tổ chức quản lý công tác hợp tác quốc tế về đào tạo

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đào tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đào tạo.

* Đánh giá và kiểm tra kết quả quản lý đào tạo:

Xây dựng bộ máy tổ chức hợp lý, khoa học, phân công trách nhiệm trong quản lý giữa các tập thể và cá nhân phải rõ ràng, không chồng chéo, phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Người quản lý phải nắm được những thông tin cần thiết về đối tượng quản lý nhằm làm cơ sở cho các quyết định quản lý hệ thống đào tạo. Người quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, chỉ đạo, giám sát nhằm phát hiện những sai lệch, cung cấp thông tin phản hồi, đảm bảo cho hoạt động đào tạo phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu mà chủ thể quản lý đào tạo đặt ra. Khảo sát để so sánh kết quả, hiệu quả so với kế hoach mục tiêu. Phát hiện sai lệch để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, đồng thời đưa ra các kết luận, bài học kinh nghiệm và bổ sung, nâng cao hơn nữa lý luận về quản lý đào tạo.

Quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật cũng được thực hiện theo chu trình đào tạo nói chung đó là quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung, chương trình đào tạo, quản lý hoạt động dạy và học, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, quản lý bộ phận phục vụ đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo (về chất lượng giảng viên, chất lượng bài giảng, chất lượng cơ sở vật chất…) nhằm đảm bảo hoạt động quản lý diễn ra hợp lý, khoa học, thực hiện được mục tiêu của tổ chức.

24

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 25)