Với trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 105)

9. Kết cấu

3.3.3. Với trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin

Nhà trường cần nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý hoạt động đào tạo. Cần có sự phân công công việc rõ ràng và xác định trách nhiệm của những người phụ trách những nhiệm vụ cụ thể. Tiến hành chỉ đạo bộ phận quản lý làm tốt công tác quản lý từ tuyển sinh đến tổ chức đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo.Chỉ đạo thực hiện các giải pháp hạn chế tối đa số lượng học sinh bỏ học. Tạo mối liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp. Chỉ đạo việc tuyên truyền về trường nhằm giúp công tác tuyển sinh có hiệu quả, nâng cao uy tín và trách nhiệm của trường trong công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật.

* Kết luận Chƣơng 3

Từ thực tiễn đào tạo còn nhiều hạn chế và bất cập, chương 3 của luận văn tập trung đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo CNKT tại trường CĐNMHC Vinacomin. Trong đó, những phương hướng được quan tâm trong thời gian tới, đó là: gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác đào tạo với hoạt động sản xuất của các mỏ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn; nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo. Luận văn cũng đề xuất 5 giải pháp cần thiết giúp nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật nghề mỏ, bao gồm: Đổi mới công tác tuyển sinh, lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp, công bằng và khách quan; Đổi mới chương trình, giáo trình; nội dung và phương pháp dạy - học; Đổi mới công tác đánh giá kết quả đào tạo; Thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên tạo động lực nâng cao trình độ.; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đào tạo; Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một vài khuyến nghị với Bộ LĐTB&XH và Tổng cục Dạy nghề, với tỉnh Quảng Ninh và với trường CĐNMHC Vinacomin. Những phương hướng và giải pháp trên được đưa ra nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo CNKT tại trường Hồng Cẩm, đồng thời cũng là những gợi ý cho công tác đào tạo tại các đơn vị đào tạo của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

103

KẾT LUẬN

Trong quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về chiến lược xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, theo đó, cần tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ cao, làm chủ được khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao.

Chiến lược phát triển ngành than của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025 đã khẳng định rõ một trong những giải pháp thực hiện chiến lược là giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, những nhiệm vụ cần phải thực hiện là tập trung đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật hiện có; đào tạo bổ sung những khâu còn thiếu và yếu; xây dựng lực lượng cán bộ công nhân ngành than mạnh cả về chất và lượng để có thể làm chủ công nghệ, thiết bị tiên tiến; đồng thời phát triển khối các trường chuyên ngành than, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc tế; bố trí liên thông giữa các bậc học: đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật; xây dựng chương trình chuẩn thống nhất trong ngành than và đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngành than.

Ý thức được vai trò quan trọng của đào tạo đối với sự phát triển của đội ngũ nhân lực kỹ thuật ngành mỏ không chỉ ở tỉnh Quảng Ninh mà còn đối với các địa phương khác trong cả nước, luận văn được thực hiện đã góp phần hệ thống hóa và phát triển những lý luận về đào tạo công nhân kỹ thuật và đã đưa ra một mô hình tổng quát về nội dung, phương pháp và cách tiếp cận vấn đề đào tạo, quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin. Trên cơ sở những nghiên cứu này, giả thuyết nghiên cứu mà luận văn đưa ra về cơ bản đã làm rõ được những vấn đề trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo CNKT, chỉ ra được những kết quả và những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quản lý đào tạo CNKT tại đây.

104

Luận văn được thực hiện có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết và thực tiễn. Một mặt, luận văn đã phân tích rõ những vấn đề lý luận về đào tạo, quản lý đào tạo CNKT, mặt khác kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các đơn vị đào tạo nói chung và đào tạo CNKT nói riêng đánh giá được thực tiễn và những bất cập trong hoạt động của mình, đồng thời các giải pháp sẽ là định hướng cho các đơn vị khi ứng dụng vào thực tiễn của đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, kiện toàn đội ngũ nhân lực đặc biệt là nhân lực kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định số 1012/QĐ- BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2000 về việc thành lập Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm

2. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (2007), Quyết định số 02/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 về ban hành điều lệ trường cao đẳng nghề.

3. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (2008), Quyết định số 58/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 về ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề.

4. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (2003), Quyết định số 212/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 27 tháng3 năm2003 qui định nguyên tắc xây dựng và tổ chức chương trình dạy nghề.

5. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (1999), Đề án quy hoạch các trường dạy nghề trên phạm vi toàn quốc, Hà Nội.

6. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (2009), Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo dạy nghề và tiêu chuẩn chất lượng trường dạy nghề, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

7. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội (2006), Quyết định số 07/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 2 tháng 10 năm 2006 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

8. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình Phân tích lao động xã hội, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

9. Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Đỗ Minh Cương (2006), Phát triển lao động kỹ thuật và dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

11. Đỗ Minh Cương - Mạc Văn Tiến(2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

106

12. Trần Kim Dung (2005), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Tiến Dũng (2012), Đổi mới và phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, Tạp chí Cộng sản. 14. Nguyễn Minh Đường, Phan Văn Kha (2006), Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hằng (2011), Đổi mới dạy nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực kỹ thuật, Tạp chí cộng sản.

16. Nguyễn Ngọc Hiếu (2010), Biện pháp quản lý đào tạo nghề ở trường Trung cấp xây dựng Uông Bí- Quảng Ninh. Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục

17. Đông Thị Hồng (2005), Đào tao công nhân kỹ thuật theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế.

18. Học viện hành chính quốc gia (1992), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, Hà Nội.

19. Hương Huy (dịch) (2008), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Giao thông vận tải 20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

22. Mai Lan (2011), Chuyên viên kỹ thuật ngày càng thiếu và yếu, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần, ngày 11 tháng 9 năm 2011.

23. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo Kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội.

24. Dương Xuân Ngọc (2013), Thời cơ và thách thức đối với công tác đào tạo đại học Việt Nam hội nhập quốc tế- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

25. Dương Xuân Ngọc (2012), Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển Khoa học quản lý ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế- Khoa Khoa học quản lý, đổi mới, hội nhập và phát triển, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

107

26. Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dạy nghề

28. Lê Quang Sơn (2009), Đào tạo công nhân kỹ thuật-Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho khu kinh tế Dung Quất, Tạp chí Khoa học và Công nghệp - Đại học Đà Nẵng, số 2(31).

29. Lê Quang Sơn (2010), Những vấn đề của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học sư phạm, Tạp chí Khoa học và Công nghiệp - Đại học Đà Nẵng, số 6(41).

30. Phạm Đức Thành (2001), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

31. Phạm Đức Thành - Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường Dạy nghề giai đoạn 2002- 2010.

33. Đào Thị Thanh Thuỷ (2012), Quản lý đào tạo nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận văn Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục.

34. Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Tính (2007), Bài giảng đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học sư phạm Thái Nguyên.

36. Đỗ Hoàng Toàn (1995), Lý thuyết quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

37. Tổng cục dạy nghề (2007), Đào tạo nghề, thuật ngữ chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

108

38. Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.

39. Trung tâm trí thức doanh nghiệp quốc tế (2010), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

40. Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinaocomin (2005), Đề án thành lập

trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm.

41. Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinaocomin (2012), Báo cáo tại hội nghị công tác đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo của tập đoàn Vinacomin. 42. Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinaocomin (2012), Báo cáo tham luận tại đại hội Đảng than Quảng Ninh lần thứ 3.

43. Đỗ Văn Phức(2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11, Hà Nội.

45. Lương Văn Úc (2003), Giáo trình Tâm lý học lao động, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

46. Tô Văn Vinh (2004), Nghiên cứu đề xuất nội dung, chương trình đào tạo và các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hệ bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn của Tổng công ty điện lực Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khoa học.

47. Nguyễn Ngọc Vân (2011), Đào tạo nguồn nhân lực – dễ hay khó, Tạp chí Tổ chức nhà nước, tr 47 – 49.

48. Hồ Văn Vĩnh (2004), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các tác giả nƣớc ngoài:

49. George T. Milkovich và John W.Boudreau (2005), Quản trị nguồn nhân lực (Vũ Trọng Hùng dịch), Nxb Thống kê, Hà Nội.

50. Harold Koontz, Cyri O’donnell và Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

109 Trang web: 52. http://Truonghongcamtkv.edu.vn 53. http://vinacomin.net.vn 54. http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/giao-duc/201301/Cong-tac-dao-tao- nghe-tren-dia-ban-tinh-Vi-sao-nhieu-hoc-sinh-sinh-vien-bo-hoc-2186462/ 55. http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/12934102-.html 56. http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/

110

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng hỏi về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin dành cho sinh viên học nghề.

Phụ lục 2. Bảng hỏi về công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin dành cho cán bộ, giảng viên.

111

Phụ lục 1 BẢNG HỎI VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TẠI

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỒNG CẨM VINACOMIN (Dành cho sinh viên học nghề)

Đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo công nhân kỹ thuật nói riêng đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của quốc gia và ở mỗi địa phương. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi này nhằm thu thập ý kiến của các sinh viên học nghề tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh để góp phần hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường. Kính mong quý anh/chị giúp đỡ hoàn thành bảng hỏi dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn quý Anh/chị!

PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên (Có thể ghi hoặc không ghi): ……….

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Tuổi:………..

4. Ngành học: ………

5. Hình thức đào tạo đang học:

Chính quy Vừa học vừa làm

6 Cấp trình độ đang học

Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề

112

PHẦN 2: TRƢNG CẦU THÔNG TIN

Câu 1: Phương pháp đào tạo lý thuyết tại trường và đào tạo kỹ năng tại mỏ có giúp anh chị nắm vững kiến thức và thực hành tốt không?

Có Không

Câu 2: Chương trình và nội dung đào tạo có phù hợp với nguyện vọng của anh/chị không?

Có Không

Câu 3: Giáo trình đào tạo có được thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn sản xuất không?

Có Không

Câu 4: Thời gian đào tạo có thích hợp không?

Có Không

Câu 5: Anh/chị dánh giá thế nào về chất lượng bài giảng?

Nhiều lý thuyết, ít thực hành Ít lý thuyết, nhiều thực hành

Cân bằng cả lý thuyết và thực hành

Câu 6: Anh/chị đánh giá thế nào về khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được đào tạo vào công việc thực tế?

Kém Trung bình Khá Tốt

Câu 7: Anh/chị đánh giá như thế nào về chất lượng giảng viên của trường:

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)