Đổi mới công tác tuyển sinh, lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp, công

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 93)

9. Kết cấu

3.2.1.Đổi mới công tác tuyển sinh, lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp, công

bằng và khách quan

Công tác tuyển sinh cần tiếp tục được thực hiện nghiêm túc và khoa học, cần lựa chọn những đối tượng đào tạo phù hợp với yêu cầu mà các ngành học đưa ra, không vì lý do để tăng nguồn thu mà tiếp nhận những sinh viên không phù hợp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo và đến quyền lợi, nguyện vọng của những người khác. Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo hoạt động tuyển sinh có hiệu quả cao:

91

- Về tuyển sinh đại học

+ Thông tin trực tiếp và liên tục đến các người học có nhu cầu về các ngành nghề để thu hút tối đa người học.

+ Để cạnh tranh với các đơn vị trên địa bàn cùng tham gia tuyển sinh vừa làm vừa học: cần cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng đào tạo, chất lượng phục vụ các lớp một cách khoa học.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyển sinh làm việc một cách chuyên nghiệp hóa, chủ động với công việc được giao.

+ Tích cực tiếp xúc với HS/SV đang học tập tại trường, tư vấn tuyển sinh liên thông và làm tốt công tác giới thiệu việc làm cho HS/SV sau tốt nghiệp.

- Đối với công tác tuyển sinh tại chỗ và tuyển sinh doanh nghiệp:

+ Tiếp tục thực hiện công tác tuyển sinh qua kênh HS/SV học tại trường, qua kênh của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp để tuyên truyền về hoạt động tuyển sinh của Nhà trường.

+ Gửi thông tin tuyển sinh đến các phường xã, địa phương, các công trường phân xưởng của các doanh nghiệp; quảng cáo truyền thanh, truyền hình. Làm việc với các phòng Giáo dục các địa phương, các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện tại các địa bàn trước các đợt xuất ngũ, làm tốt hoạt động tư vấn mùa thi do Đoàn thanh niên Quảng Ninh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức;

+ Tham mưu tiếp thị cho doanh nghiệp mở các chuyên đề, các lớp học chuyên ngành đào tạo chuyên sâu, đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nghề và các lớp ngắn hạn khác.

- Đối với công tác tuyển sinh tỉnh ngoài:

+ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và cơ chế đối với tuyển sinh nhất là tuyển sinh tỉnh ngoài nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân: tách bộ phận tuyển sinh tỉnh ngoài ra khỏi trung tâm tuyển sinh và phân công 1 phó Hiệu trưởng phụ trách, tăng lương bình quân của các phòng tuyển sinh so với mức bình quân chung toàn trường, nâng mức hỗ trợ ăn, nghỉ, phương tiện cho tuyển sinh tỉnh ngoài…

92

+ Tích cực mở rộng địa bàn tuyển sinh tại để gây dựng các màng lưới tuyển sinh ổn định trên 29 tỉnh thành từ Quảng Bình trở ra. Nghiên cứu kỹ đặc điểm, phong tục tập quán, trình độ dân trí, lực lượng lao động ở độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề của từng xã để phối hợp tổ chức hội nghị tuyển sinh.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về ngành Than trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyển điều kiện làm việc, thu nhập, chế độ chính sách được hưởng để thu hút người học;

+ Triển khai công tác hướng nghiệp với từng Trường phổ thông và các Trung tâm hướng nghiệp, phòng LĐTB&XH cấp Huyện trên địa bàn được phân công, để tư vấn nghề cho học sinh, qua đó phổ biến các thông tin tuyển sinh cũng như các thông tin về ngành Than để mở rộng địa bàn;

+ Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh nắm bắt tình hình học tập cũng như sinh hoạt và tâm tư nguyện vọng của học sinh của phòng đã tuyển đang học tập tại trường để kịp thời động viên khuyến khích học sinh tránh việc học sinh bỏ học.

+ Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tuyển sinh cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển sinh một cách chuyên nghiệp hóa.

+ Phân công cán bộ nằm vùng làm công tác tuyển sinh để theo sát từng địa bàn được giao. Duy trì và đổi mới hình thức tuyển sinh theo chiều sâu đối với các các mạng lưới tuyển sinh đã xây dựng. Bám theo địa bàn được giao để tiếp tục khai thác, phát triển mối quan hệ bền vững trong công tác liên kết tuyển sinh. Mặt khác phát triển thêm mạng lưới tuyển sinh tại các tỉnh được phân công. Hàng tháng có kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh: bao gồm khai thác các màng lưới cũ, xây dựng thiết lập thêm các màng lưới mới; có tổng hợp, phân tích, đánh giá các màng lưới đã gây dựng để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu ở mỗi địa bàn tuyển sinh, từ đó có những giải pháp phù hợp cho những tháng kế tiếp. Trên cơ sở đó, hàng quý có đánh giá tổng kết và áp dụng mô hình phối hợp tuyển sinh hiê ̣u quả nhất nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh Nhà trường giao .

93

Ngoài bộ phận tuyển sinh chuyên nghiệp , Nhà trường ra nghi ̣ quyết lãnh đa ̣o tổ chức đảng, tổ chức công đoàn vận động đảng viên, đoàn viên công đoàn tích cực tham gia tuyển sinh các hệ góp phần cùng bộ phận tuyển sinh chuyên nghiệp hoàn hành chỉ tiêu đề ra . Cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường cần xác đi ̣nh rõ trách nhiệm cá nhân đối với công tác tuyển sinh : ngoài việc th ực hiện đầy đủ chỉ tiêu tuyển sinh do các tổ chức giao cần làm tốt hơn nhiê ̣m vu ̣ được phân công, quan tâm đến học sinh để tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh, thu hú t ho ̣c sinh vào ho ̣c.

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 93)