Nhu cầu lao động của ngành mỏ

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 38)

9. Kết cấu

1.3.3.Nhu cầu lao động của ngành mỏ

Hiện nay, các mỏ than tại Quảng Ninh nói chung hầu hết đã cạn nguồn than lộ thiên và bắt đầu khai thác hầm lò. Hoạt động khai thác hầm lò đòi hỏi những yêu cầu cao về máy móc thiết bị hiện đại. Để có thể thực hiện sản xuất trên những thiết bị này thì đòi hỏi đội ngũ công nhân phải có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Điều này có ý nghĩa rất lớn với hoạt động sản xuất kinh doanh ngành than bởi chỉ khi công nhân - những người làm việc trực tiếp, có kỹ năng và trình độ thì mới có thể sử dụng thành thục những máy móc thiết bị hiện đại để vừa đảm bảo được an toàn lao động vừa tạo ra thành phẩm. Từ đây đã nảy sinh nhu cầu về lao động có chất lượng của ngành mỏ.

Thêm vào đó, sự thiếu hụt lao động ngành than trong thời gian gần đây đang báo động về nhu cầu lao động của ngành mỏ. Theo một khảo sát cuối năm 2012 của

36

Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), hiện cả nước có gần 139 nghìn lao động đang hoạt động trong ngành khai thác than - khoáng sản, trong đó có tới gần 70% làm việc tại các mỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, thay vì phải tăng tỷ lệ thuận theo đà phát triển, theo quy mô mở rộng của Tập đoàn, con số trên lại tinh giảm tới 2.500 người so với cùng kỳ năm 2011.

Tình trạng công nhân, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp trong hầm lò đơn phương bỏ việc vì cho rằng điều kiện làm việc không tương xứng với thu nhập, không đủ trang trải cuộc sống đã ngày càng tăng. Thậm chí, ở một số đơn vị, lượng công nhân hầm lò tuyển mới và số công nhân hầm lò bỏ việc là ngang nhau. Kể cả các đơn vị sản xuất kinh doanh có điều kiện làm việc, sinh hoạt cho công nhân, lao động tốt như mỏ Hà Lầm, Quang Hanh, Hạ Long... tình hình cũng không mấy sáng sủa hơn. Trong số gần 14 vạn công nhân, chỉ 11,5% trong số đó có thu nhập từ 9,1 đến trên 10 triệu đồng/tháng, còn lại phổ biến là mức 3-7 triệu đồng/tháng (trong đó 30,1% có mức 5,1 - 7 triệu đồng/tháng và 46,3% mức 3-5 triệu đồng/tháng). Điều đặc biệt, số ít có thu nhập “kha khá” trên là những người làm việc trực tiếp dưới hầm lò, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, nguy hiểm, đồng thời phải đảm bảo ca-kíp tới 26 ngày/tháng. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao, với mức lương như vậy thì đời sống của một bộ phận công nhân giảm sút nghiêm trọng, điều này có thể lý giải về tình trạng thiếu nhân lực của ngành mỏ trong thời điểm hiện tại. Trong một vài năm gần đây, ngành than hầu như không tuyển được người dân Quảng Ninh nào vào làm việc trong hầm lò, việc tuyển dụng phải thu hút từ các địa phương khác.

Có thể kể ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên: Môi trường làm việc ngày càng khó khăn, lương thấp và kinh doanh than đang trải qua những cung trầm thấp. Điều kiện lao động của công nhân ngành than, đặc biệt là ở khai thác hầm lò hết sức khắc nghiệt. Do mỏ than lộ thiên hiện chỉ còn 40% đến 45%, còn lại việc khai thác than hầm lò đã chiếm tỷ lệ trên 50% và sẽ còn tăng rất nhanh trong 1 đến 2 năm tới. Một số mỏ than như: Mạo Khê, Dương Huy, v.v.. có khí mêtan (CH4), CO2, SO2, Nox... khá độc hại, mà Vinacomin chưa thu xếp nổi nguồn thù lao

37

tương xứng, vì thế nhiều công nhân than làm việc một thời gian đã bỏ đi, gây ra tình trạng luôn luôn thiếu công nhân hầm lò.

Trước tình hình thiếu hụt lao động này, một trong những giải pháp được đưa ra là thực hiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật. Bởi có đào tạo thì công nhân mới có thêm cơ hội để nâng bậc kỹ thuật, có cơ hội được giao phó những công việc đòi hỏi năng lực cao, nhờ thế mà thu nhập cũng được cải thiện và chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Như vậy, đào tạo mang lại cho người công nhân thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập, từ đó giữ chân người công nhân cống hiến và gắn bó với ngành mỏ, cũng nâng cao chất lượng công nhân, nâng cao tay nghề cho những hoạt động đòi hỏi cao về trình độ, từ đó giúp thỏa mãn nhu cầu về lao động nói chung và lao động có chất lượng nói riêng của ngành mỏ.

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 38)