9. Kết cấu
2.2.3. Về công tác quản lý chất lượng đào tạo
- Quản lý mục tiêu đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo nhằm đảm bảo mục tiêu được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Quản lý mục tiêu bắt đầu từ việc xây dựng sứ mạng và tầm nhìn của nhà trường. Về sứ mạng, Trường CĐNMHC Vinacomin có sứ mạng: cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo đa ngành, đa hệ có chất lượng cao, đáp ứng nguồn
68
nhân lực cho CNH - HĐH đất nước và xuất khẩu lao động, tạo cơ hội học tập thuận lợi suốt đời cho mọi đối tượng xã hội. Về tầm nhìn, trường luôn phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học của nền kinh tế tri thức, liên thông, hợp tác và công nhận lẫn nhau với một số trường trong nước và trên thế giới. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo định hướng phát triển bền vững với các mục tiêu “tri thức - sáng tạo - kỷ luật - đồng tâm”, phấn đấu là đơn vị đi đầu trong công tác giáo dục đào tạo nghề của tỉnh và của cả nước.
Từ mục tiêu chung thể hiện ở tầm nhìn và sứ mạng, nhà trường xác định mục tiêu cụ thể trong đào tạo CNKT thể hiện ở những yêu cầu về phẩm chất đạo đức chính trị và kiến thức, kỹ năng. Đây cũng là những nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đào tạo, là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nghề.
- Quản lý nội dung và chương trình đào tạo
Nhà trường thực hiện xây dựng nội dung đào tạo, khung chương trình đào tạo thời gian đào tạo trên cơ sở những quy định của Bộ LĐTB&XH. Quản lý chương trình, nội dung đào tạo hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc điểm của một trường đào tạo nghề. Chương trình đào tạo, nội dung và thời gian đào tạo được tính toán, cân nhắc kĩ để đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu và khả năng của người học. Nhiệm vụ xây dựng chương trình, xác định nội dung và quy định thời gian đào tạo không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản lý mà có sự tham gia đóng góp ý kiến của GV và SV, đồng thời có ý kiến từ phía các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nội dung chương trình đào tạo sẽ phát huy tối đa khả năng của người học.
- Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Quản lý hoạt động dạy của giảng viên bao gồm các nội dung: quản lý về khả năng của giảng viên trong việc truyền đạt kiến thức cho người học, quản lý việc người giảng viên thực hiện theo quy chế đào tạo, quản lý việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Quản lý hoạt động dạy của GV giúp đánh giá được GV về chất lượng, về khả năng tổ chức dạy học và tuân theo các quy định về đào tạo, từ đó giúp giảng viên nỗ
69
lực hơn trong công tác giảng dạy. Để đảm bảo hoạt động quản lý có hiệu quả, nhà trường đã tổ chức sát hạch, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được GV theo bộ tiêu chuẩn của Tập đoàn và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề. Việc tổ chức sát hạch kiến thức, kỹ năng của GV cũng là một hình thức trong nhiệm vụ quản lý việc dạy của người GV, giúp người giảng viên có thêm động lực để hoàn thiện bản thân, nâng cao khả năng đóng góp cho sự hoàn thiện của công tác đào tạo.
- Quản lý hoạt động học của sinh viên
Quản lý hoạt động học của SV được bắt đầu ngay từ việc quản lý công tác tuyển sinh nhằm phân loại, lựa chọn những cá nhân có nhu cầu đào tạo nghề. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động học của SV là theo dõi thái độ học tập, khả năng tiếp thu của sinh viên, đảm bảo SV thực hiện đầy đủ quy chế học tập và rèn luyện, theo dõi chất lượng sinh viên được đào tạo qua các năm học, các kì học thể hiện qua kết quả kiểm tra, đánh giá giữa và cuối khóa nhằm có những tác động tạo sự đổi mới, nâng cao chất lượng người học.
Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy, các giảng viên được hỏi đã chỉ ra những khó khăn trong đó đề cập đến thái độ học tập và khả năng tiếp thu của SV.
Bảng 2.7.Đánh giá những khó khăn trong quá trình giảng dạy của giảng viên
Đơn vị: %
Câu
hỏi Tiêu chí đánh giá
Thang điểm Rất khó khăn Khá khó khăn Có khó khăn nhƣng chấp nhận đƣợc Ít khó khăn Không khó khăn 1 Thái độ học tập của sinh viên 2.5 30.2 31.5 20.4 15.4
2 Khả năng tiếp thu
của sinh viên 5.2 28.5 30.7 15.1 20.5
(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi với sinh viên trường CĐNMHC)
Qua bảng trên, có thể thấy các giảng viên còn gặp khó khăn về thái độ học tập và khả năng tiếp thu của HS/SV, mức độ có khó khăn nhưng có thể khắc phục chiếm tỉ
70
lệ cao (31.5% và 40.7%); từ 2.5% đến 30.2.% giảng viên đánh giá còn gặp vấn đề với thái độ học tập của sinh viên, từ 5.2 % đến 28.5% giảng viên cho rằng khả năng tiếp thu của SVcũng là một khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy. Từ thực tế này đặt ra yêu cầu phải có sự quản lý chặt chẽ hơn đối với sinh viên trong thái độ và khả năng tiếp thu nói riêng, quản lý hoạt động học của sinh viên nói chung nhằm đảm bảo cho hoạt động học có hiệu quả cao.
Để tăng cường quản lý việc học của HS/SV, nhà trường luôn ý thức thức thiết kế những bài thi, kiểm tra một cách khoa học, trực quan, gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm giúp cho người học có thể tự đánh giá khả năng của bản thân, từ đó nỗ lực học tập và rèn luyên nâng cao chất lượng.
- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Để chất lượng CNKT đáp ứng được kì vọng của công tác đào tạo thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo cũng cần được quan tâm đúng lúc. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nhằm đảm bảo đào tạo thực hiện đúng mục tiêu đã đề ra, phát hiện những vấn đề còn tồn tại để tìm cách xử lý, từ đó giúp tạo ra đội ngũ CNKT có chất lượng cao. Các đơn vị đào tạo cần ban hành bộ tiêu chuẩn quy định những kỹ năng, phẩm chất mà người học cần đạt được sau quá trình đào tạo để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá. Việc làm này một mặt giúp tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động đánh giá kết quả đào tạo, một mặt giúp tạo căn cứ khoa học vững chắc hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.
- Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo
Với đặc thù là một trường đào tạo nghề có cơ sở vật chất, trang thiêt bị được chú trọng đầu tư hiện đại, công tác quản lý cơ sở vật chất rất được nhà trường quan tâm. Quản lý cơ sở vật chất không chỉ là đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với các trang thiết bị, nhà xưởng mà còn là quản lý việc sử dụng những hạng mục này sao cho nó phát huy được hết chức năng trong hoạt động đào tạo. Viêc quả lý cơ sở vật chất còn giúp nhà trường có sự quan tâm đúng mức, đúng lúc, đầu tư kịp thời để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trong thực tiễn hằng ngày luôn biến động và thay đổi.
71
Quản lý tài chính giúp nhà trường cân đối thu và chi, sử dụng hợp lý nguồn thu vào các hoạt động phục vụ công tác đào tạo như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trả lương cán bộ, giáo viên, đầu tư bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên...giúp cho hoạt động tài chính diễn ra công khai, minh bạch, sử dụng hiệu quả nguồn vốn phục vụ hoạt động đào tạo.
- Quản lý các hoạt động phục vụ công tác đào tạo
Các hoạt động phục vụ công tác đào tạo cần được quản lý để nâng cao hiệu quả đào tạo. Để các hoạt động này được thực hiện hiệu quả thì cần có đội ngũ nhân viên có trách nhiệm, có nghiệp vụ. Những hoạt động này luôn diễn ra thường xuyên vì thế nó phải mang tính chuyên nghiệp cao, họ phải có trình độ để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh một cách độc lập.
Bảng 2.8.Đánh giá về bộ phận phục vụ công tác đào tạo
Đơn vị: %
Câu
hỏi Tiêu chí đánh giá
Thang điểm Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Thái độ làm việc 48.3 36.7 13.9 1.1 0
2 Chuẩn bị tài liệu cho ngƣời
học 50.6 34.5 11.5 3.4 0
3 Thông báo thời gian học 48.3 32.2 18.4 1.1 0 4 Công tác chuẩn bị phòng học,
phƣơng tiện 40.2 43.6 13.9 2.3 0
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi với HS/SV CĐNMHC)
Qua bảng trên, có thể đánh giá rằng, nhờ nhà trường chú trọng trong việc quản lý hoạt động phục vụ công tác đào tạo mà bộ phận thực hiện hoạt động phục vụ đào tạo làm việc có hiệu quả và được đánh giá cao. Qua khảo sát, có thể thấy ở hầu hết các nhiệm vụ phục vụ, bộ phận này thực hiện đều được SV đánh giá giá ở mức khá tốt trong đó mức tốt chiếm từ 40% đến 50%, mức khá từ 32% đến 43%, mức trung bình từ 11% đến 18%. Hoạt động chuẩn bị tài liệu cho người học được
72
sinh viên đánh giá là tốt nhất với 50,6 %, công tác chuẩn bị phòng học và phương tiện được đánh giá là khá tốt với 43.6%. Để có được sự đánh giá cao này, bộ phận phục vụ công tác đào tạo đã rất nỗ lực thực hiện nhiệm vụ với thái độ và trách nhiệm cao. Công tác quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý việc phục vụ hoạt động đào tạo đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa việc phục vụ đào tạo nhằm đảm bảo cho người học được rèn luyện trong môi trường tốt nhất.
- Quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo
Quản lý chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo cho hoạt động đào tạo diễn ra một cách khoa học với hiệu quả cao nhất. Kết quả của chất lượng đào tạo thể hiện ở sản phẩm đầu ra (người học) có chất lượng tốt, có năng lực và phẩm chất phù hợp. Chất lượng GV, học viên, bài giảng, cơ sở vật chất… luôn là những yếu tố quan trọng được nhà trường hướng tới hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
* Về chất lượng bài giảng:
Quá trình khảo sát bằng bảng hỏi với SV đã đánh giá như sau về chất lượng bài giảng:
Hình 2.5.Đánh giá về chất lƣợng bài giảng
8% 11.5% 80.5% Nhiều lý thuyết Nhiều thực hành Cân bằng
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với sinh viên trường ĐNMHC)
Có 80.5% SV đánh giá bài giảng là cân bằng cả lý thuyết và thực hành, 11.5% sinh viên được hỏi cho rằng bài giảng có nhiều lý thuyết, còn lại 8% cho
73
rằng nhiều thực hành. Như vậy, nhìn chung bài giảng được đánh giá có chất lượng tốt, có sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành giúp người học có sự phù hợp giữa kiến thức và kỹ năng. Từ đây đặt ra yêu cầu Nhà trường cần có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ hơn nữa đến bài giảng, tạo cơ hội học tập và rèn luyện tốt nhất cho SV.
* Về chất lượng giảng viên: được thể hiện qua bảng dưới đây
Bảng 2.9. Đánh giá chất lƣợng giảng viên
Đơn vị: %
Câu
hỏi Tiêu chí đánh giá
Thang điểm Tốt Khá Trung
bình Yếu
Kém
1 Kiến thức 54 30 14.9 1.1 0
2 Phƣơng pháp giảng dạy 46 33.3 18.4 2.3 0
3 Kỹ năng thực hành 47.2 33.3 16.1 3.4 0
4 Thái độ giảng dạy 47.1 30 17.2 5.7 0
5 Nội dung giảng dạy 44.9 37.9 16.1 1.1 0
6 Tài liệu giảng dạy 49.4 34.5 13.8 2.3 0
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với sinh viên trường ĐNMHC)
Nhờ việc chỉ đạo và quan tâm sát sao đến bộ phận GV mà chất lượng giảng viên của trường luôn được sinh viên đánh giá cao. Về kiến thức, phương pháp giảng dạy, về kỹ năng, thái độ, nội dung và tài liệu giảng dạy được SV đánh giá ở mức độ khá tốt, trong đó có khoảng từ 44% đến 54% HS/SV được hỏi cho rằng giảng viên ở trường có chất lượng tốt, 30% đến 38% đánh giá ở mức khá, từ 14% đến 18% đánh giá là trung bình, yếu ở mức thấp, không có ai cho rằng chất lượng ở mức kém. Kết quả đánh giá này thể hiện nhà trường luôn chú trọng công tác quản lý đội ngũ GV nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động dạy và học.
* Về chất lượng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:
Có khoảng 90.1% số GV được hỏi đánh giá rằng các thiết bị cơ sở vật chất ở trường đã cơ bản đáp ứng được đòi hỏi trong giảng dạy, phục vụ tốt cho hoạt động
74
dạy của GV. Chỉ có khoảng gần 10% còn lại là cho rằng cơ sở vật chất chưa phục vụ tốt cho hoạt động này.
Khi được hỏi về chất lượng cơ sở vật chất, SV được hỏi đã có đánh giá như sau:
Bảng 2.10. Đánh giá chất lƣợng cơ sở vật chất
Đơn vị: %
Câu
hỏi Tiêu chí đánh giá
Thang điểm Tốt Khá Trung
bình Yếu Kém
1 Chất lƣợng phòng học 32.1 35.6 24.1 7 1.2
2 Phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy 28.7 30 26.4 11.5 3.4
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với sinh viên trường CĐNMHC)
Chất lượng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học bao gồm chất lượng phòng học và chất lượng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy được SV đánh giá khá cao, có khoảng từ 28.7% đến 35.6% sinh viên được hỏi cho rằng chất lượng ở mức khá tốt, từ 24 đến 26% sinh viên đánh giá ở mức trung bình, còn lại là yếu từ 7% đến 11.5% và kém. Về cơ bản cơ sở vật chất đã phần nào đáp ứng được cho hoạt động học tập của sinh viên, tuy nhiên, mức đánh giá trung bình và yếu còn khá cao đã đặt ra yêu cầu đối với nhà trường trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trang thiết bị giảng dạy giúp hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên đạt được hiệu quả cao.
Nhà trường xây dựng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, trong đó xác định mục tiêu chất lượng từng năm và từng giai đoạn, đồng thời xây dựng hệ thống văn bản quy định quản lý dạy nghề của Nhà trường phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống dạy nghề trong nước và khu vực. Năm 2008 Nhà trường là một trong chín (09) Trường cao đẳng nghề được Bộ LĐTB&XH cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định dạy nghề quốc gia.
Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Vinacomin, nhà trường đã tổ chức bồi dưỡng và sát hạch tay nghề cho 100% GV các nghề mỏ tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia - Vinacomin. Quá trình đánh giá kỹ năng rèn luyện của
75
học sinh các nghề trọng điểm (khai thác mỏ, xây dựng mỏ, cơ điện mỏ hầm lò) được thực hiện qua Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề. Một số nghề sau khi thực tập tại doanh nghiệp, Nhà trường kết hợp với doanh nghiệp tổ chức thi tốt nghiệp phần kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, đây cũng là hình thức đánh giá thuận tiện cho việc tuyển dụng công nhân đối với các doanh nghiệp. Công tác giáo viên đã thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác hội giảng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng GV.
Hiện nay, Nhà trường đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2008 đã được NQA (Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế - Vương quốc Anh) đánh giá công nhận vào quản lý quá trình dạy học, kiểm soát chất lượng và đánh giá trong các kỳ thi. Công tác thi, kiểm tra được giao cho hệ thống kiểm định chất lượng hoạt động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm tổ chức thực