9. Kết cấu
2.2.4. Đánh giá tổng quát công tác đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo côngnhân
công nhân kỹ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh.
2.2.4.1. Những kết quả đạt được
Công tác đào tạo tại trường CĐNMHC đã và đang được nhà trường quan tâm đầu tư đúng mức và bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan:
- Kết quả tuyển sinh năm sau cao hơn năm trước dù còn nhiều khó khăn do tình hình khó khăn chung về kinh tế và do những hạn chế đặc thù của ngành than. Năm 2012, kết quả tuyển sinh đạt được so với Nghị quyết Đại hội công nhân viên chức 2012 đề ra như sau :
76
+ Hệ A: 3458 HSSV/ 4241 KH = 81,5% KH + Hệ B: 850 HSSV/ 1445 KH = 58,8% KH. + Ngắn hạn: 11,837 tỷ / 9 tỷ KH = 131,5% KH
+ Liên kết đào tạo ĐH: 2.141 SV/ 3100 KH = 69,1% KH.
- Nội dung chương trình đào tạo bước đầu đã được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn; các khoa nghề tiến hành rà soát, chỉnh sửa hoàn thiện ngân hàng đề thi bám sát sự thay đổi về chương trình đào tạo và cấp nhật các tiến bộ của khoa học, công nghệ. Năm 2012 đã tiến hành rà soát, chỉnh sửa bổ sung ngân hàng đề thi các nghề mỏ cho 63 môn học, mô đun, phản biện lần 2 (cấp trường) được 26/63 môn học, mô đun. Nhà trường tiến hành quản lý việc chỉnh lý các chương trình, giáo trình nghề cơ điện mỏ hầm lò, xây dựng mỏ hầm lò; xây dựng các chương trình liên thông, đào ta ̣o la ̣i, các chương trình có tính đặc thù theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hiê ̣n nay cơ bản 100% các nghề hệ cao đẳng và trung cấp đều có chương trình chi tiết và giáo trình, vòng đời chương trình không quá 3 năm .
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực “lấy người học làm trung tâm”, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV và SV. Phát huy sáng kiến của GV, HS/ SV trong công tác xây dựng cơ sở vật chất dạy học, với nội dung các đề tài nghiên cứu có tính thực tiễn cao như Mô hình hệ thống Quang lật 1800 đạt giải A cùng với 12 mô hình thiết bị dạy học của Nhà trường đạt giải cao trong hội thi thiết bị dạy nghề tự làm trong đào tạo nghề của Tỉnh Quảng Ninh năm 2008, đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2009 và Hội thi trí tuệ trẻ Việt Nam năm 2009. Hiện tại Nhà trường đang thực hiện 05 đề tài Khoa học cấp Bộ về Xây dựng chương trình đào tạo và cơ sở vật chất; thiết bị dạy học và và hơn 40 đề tài, sáng kiến cấp Trường, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong tình mới.
- Công tác bồi dưỡng GV đạt nhiều kết quả khả quan. Các Phân hiệu/Trung tâm đã chủ động triển khai cho giáo viên đăng ký tự bồi dưỡng kết hợp kiểm tra đánh giá về kiến thức chuyên môn, tay nghề nhằm định hướng bồi dưỡng các nội dung cần thiết cho các cá nhân còn yếu. Đồng thời cử GV tham gia các chương trình bồi
77
dưỡng, tâ ̣p huấn do Tổng cục dạy nghề, Bộ Công thương và Tập đoàn tổ chức . Nhà trường đã tổ chức sát hạch, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của GV theo bộ tiêu chuẩn của Tập đoàn và tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia tại Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề. Kết quả: Tổng số giáo viên đăng ký tham gia sát hạch là 43; số có mặt tham dự sát hạch: 39 giáo viên ; số giáo viên đạt yêu cầu qua kỳ sát hạch 34 giáo viên, trong đó đạt loại giỏi : 7 giáo viên ; đạt loại khá: 27 giáo viên. Xây dựng, bồi dưỡng giáo viên mới cũng được tăng cường, trong năm học 2011 – 2012 đã tiếp nhận và bồi dưỡng 18 giáo viên mới (10 GV nghề mỏ; 8 GV các nghề khác). Đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh đội ngũ GV có trình độ sau đại học trong các nghề chủ đạo, hiện nay toàn trường có 57 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, 01 người có trình độ tiến sỹ ; Năm 2012 có 01 CBGV thi đỗ cao học. Tham gia Nhà Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc năm 2012, Nhà trường đạt kết quả 01 giải Nhì (nghề điê ̣n công nghiê ̣p) và 01 giải khuyến khích (nghề lái xe).
- Thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục học sinh, từ việc xây dựng các kế hoạch công tác năm, bổ sung và chỉnh lý các quy định, quy chế, cơ chế chính sách, giải quyết nhanh thuận tiện các thủ tục cho HS/SV theo cơ chế một cửa. Công tác quản lý HS/SV nội trú, ngoại trú tiếp tục được quan tâm chỉ đạo theo chiều sâu ; an ninh trật tự vệ sinh nội vu ̣, hoạt động ngoại khóa được duy trì tốt; việc phối kết hợp với chính quyền địa phương theo quy chế tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.
- Công tác liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và công tác giới thiệu việc làm cho sinh viên đạt nhiều kết quả cao. Hiện nay có gần 10 đơn vị sử dụng lao động do trường đào tạo như Tập đoàn than khoáng sản Vinacomin, công ty than Núi Béo, công ty than Mông Dương…
- Công tác quản lý chất lượng đào tạo đạt được nhiều tiến bộ và bước đầu thỏa mãn kì vọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Nhờ việc đổi mới quản lý đào tạo, áp dụng những tiêu chuẩn, quy định mới trong đánh giá chất lượng các yếu tố phương pháp đào tạo, bài giảng, giảng viên, cơ sở vật chất…mà công tác đào tạo của trường đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Điều này thể hiện ở chất lượng HS/SV tốt nghiệp hằng năm luôn ở mức cao. Tổng số HS dự thi tốt nghiệp các hệ
78
đào tạo năm ho ̣c 2011 - 2012: 18.789 HS; số ho ̣c sinh tốt nghiệp 18.349 HS đạt 97,7% (giảm 0,1% so vớ i năm ho ̣c 2010-2011). So với năm học 2010 -2011, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt loại giỏi 19,9%, tăng 1,1% ; Loại khá và trung bình khá đa ̣t 74,6% tăng 0,1%).
2.2.4.2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác đào tạo tại trường cũng có những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nhân lực kỹ thuật tại đây:
- Công tác tuyển sinh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Nhà trường đã có rất nhiều giải pháp tháo gỡ nhưng một số đơn vị tuyển sinh chưa thực sự tích cực, sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo trực tiếp thiếu kiên quyết, chưa có giải pháp đổi mới nên kết quả tuyển sinh các hệ đều không hoàn thành kế hoạch (trừ tuyển sinh ngắn hạn vượt chỉ tiêu). Một khó khăn mà nhà trường luôn phải đối mặt đó là công tác tuyển sinh tại những vùng đô thị, đồng bằng - nơi có trình độ, nhận thức phát triển. Bởi họ đều cho rằng, nghề mỏ vất vả và nhiều nguy hiểm; trong khi đó, họ vẫn có những cơ hội để lựa chọn những nghề nghiệp khác thu nhập có thể thấp hơn nhưng hệ số an toàn cao hơn. Chính vì thế, nhà trường đã phải tìm về tận những tỉnh lẻ hoặc miền núi, nông thôn - những nơi mà điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn để tuyển sinh. Theo khảo sát của nhà trường, tại những địa phương có công nhân hầm lò bỏ việc nhiều thì tỷ lệ HS đăng ký nhập học cũng giảm. Nguyên nhân là nhiều học sinh đã đăng ký nhập học, thậm chí cả những học sinh đang theo học tại trường khi thấy bạn bè, người quen, hay một số người trong vùng bỏ việc về là lập tức thay đổi ý định. Bởi vậy, mà nhiều chỉ tiêu, trong đó cả những chỉ tiêu được hỗ trợ đào tạo cũng không đạt kế hoạch.
- Hoạt động đào tạo giáo dục có nhiều chuyển biến, kỹ năng nghề của giáo viên được nâng cao nhưng vẫn còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quá trình giảng dạy. Tuy không phổ biến nhưng đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của HS đối với GV nhất là trong điều kiện tuyển sinh khó khăn.
79
- Công tác nội vụ ký túc xá của HS/SV chưa được thường xuyên ngăn nắp, sạch sẽ; trâ ̣t tự an ninh ta ̣i kí túc xá đôi lúc chưa đảm bảo (còn xảy ra những vụ việc mất trô ̣m nhỏ) gây tâm lý lo lắng cho người học.
- Trong công tác quản lý và điều hành hoạt động ở một số đơn vị còn biểu hiện thụ động, chưa tích cực trong giải quyết công việc hoặc phối hợp ngang nên công việc giải quyết kéo dài thời gian; việc phân loại chất lượng lao động hàng tháng còn né tránh, cào bằng, chưa thực sự động viên được những cá nhân tích cực và chưa răn đe được những cá nhân ý thức và năng lực yếu.
Những hạn chế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đưa ra những giải pháp xử lý để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật tại trường. Nhà trường hiện đang rất chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng dạy và học, khắc phục những mặt còn hạn chế, giúp trường CĐNMHC Vinacomin xứng đáng với danh hiệu lá cờ đầu trong công tác đào tạo CNKT tại tỉnh Quảng Ninh.