9. Kết cấu
2.2.1. Về công tác tuyển sinh
Nhiều năm học qua, công tác tuyển sinh luôn được lãnh đạo Nhà trường quan tâm đúng mức và công tác này luôn tỏ ra có hiệu quả. Số lượng tuyển sinh năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đứng trước áp lực của chỉ tiêu mà Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam giao ngày càng cao, những áp lực từ tình hình tuyển sinh diễn tiến có nhiều khó khăn hơn, lãnh đạo Nhà trường đã chỉ đạo chú trọng và tập trung mọi nguồn lực cần thiết vào công tác tuyển sinh.
51
Về mục tiêu đào tạo, cụ thể là đào tạo CNKT trình độ cao ở bậc cao đẳng, yêu cầu đặt ra đối với sinh viên trường CĐNMHC là sau khi tốt nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Về phẩm chất đạo đức, chính trị:
+ Có phẩm chất chính trị tốt: Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Có ý thức tự lự, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. + Có tính tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tôn trọng nhân dân, đồng nghiệp, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Có tác phong nghề nghiệp, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
+ Có sức khoẻ tốt, nếp sống lành mạnh.
+ Có ý thức học tập nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp.
- Về kiến thức, kỹ năng:
+ Có tri thức cơ bản về triết học, kinh tế chính trị, lịch sử Đảng; có hiểu biết cơ bản cần thiết về pháp luật, đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
+ Có kiến thức kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên nghành tương đương trình độ nhân viên kỹ thuật trung cấp cùng ngành, đảm bảo có khả năng tiếp thu kiến thức về công nghệ và thiết bị mới.
+ Nắm vững công nghệ sản xuất, nguyên lý cấu tạo, qui trình công nghệ và kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành thiết bị.
+ Có kỹ năng thực hành nghề với tay nghề bậc 4/7 đối với các nghề sửa chữa, cơ khí, vận hành; bậc 5/6 đối với nghề khai thác mỏ hầm lò.
Với mục tiêu đào tạo là xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng tay nghề và phẩm chất tốt để phục vụ cho sự phát triển của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, trường đã chú trọng tập trung vào công tác tuyển sinh và đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Trong những năm gần đây, với nhiều biến động của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là khó khăn trong việc tiêu thụ than của Vinacomin đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động chung của nhà trường; theo đó, công tác tuyển sinh đào tạo nghề đang đứng trước thách thức lớn. Tuy nhiên, trường CĐNMHC Vinacomin vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan, đó là đã tuyển sinh đào tạo được
52
17.343 lượt HS các cấp trình độ trong năm học 2011-2012 đạt 121% so với năm học 2010 - 2011.
Trong phân loại các ngành nghề đào tạo, khó khăn nhất hiện nay là tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò, cụ thể là: khai thác mỏ hầm lò, xây dựng mỏ hầm lò và cơ điện mỏ hầm lò. Tuy nhiên, năm 2012, tuyển sinh các nghề khai thác mỏ, xây dựng mỏ và cơ điện lò đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, đã có 19/21 doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển sinh với trường, tuyển được 3460/4241 HS đạt 81,6% kế hoạch Tập đoàn giao. Cụ thể được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.2. Kếtquả ký hợp đồng và kết quả tuyển sinh năm 2012
Đơn vị: Học sinh
STT Danh mục nghề
Số lƣợng Chỉ tiêu giao Kết quả
tuyển sinh Tỷ lệ % 1 Nghề khai thác mỏ 2341 2513 107,4 2 Nghề xây dựng mỏ 900 185 20,6 3 Nghề cơ điện lò 1000 762 76,2 Cộng 4241 3460 81,6
(Nguồn: Trung tâm tuyển sinh trường CĐNMHC)
Từ bảng trên ta thấy được kết quả tuyển sinh giữa các nghề không đồng đều, thấp nhất vẫn là kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò. Nguyên nhân chủ yếu được xác định qua công tác tiếp thị tuyển sinh là do người học đánh giá thời gian học quá dài (2 năm đối với đối tượng văn hóa THPT và 3 năm với đối tượng văn hóa THCS). Hơn nữa đối tượng tốt nghiệp THCS (9/12) tham gia học nghề kỹ thuật khai thác mỏ và kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ trung cấp nghề trước khi học nghề phải học 1 năm chương trình bồi dưỡng kiến thức văn hóa THPT, thời gian học kéo dài dẫn đến tình trạng nghỉ học của HS chủ yếu trong giai đoạn học văn hóa.
Số lượng HS được đào tạo ngày một tăng cao, trong đó có góp phần không nhỏ của công tác tuyển sinh. Việc xác định đúng nhu cầu và đánh giá đúng khả
53
năng đào tạo đã giúp trường chủ động trong việc xác lập chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp. Thông qua trang web của trường, thông báo tuyển sinh được công bố rộng rãi, công khai nhằm cung cấp những yêu cầu cơ bản nhất về số lượng và yêu cầu cho người đăng kí học về tất cả các cấp đào tạo bao gồm cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Những thông tin về thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, quyền lợi của người học, thời gian nộp hồ sơ và yêu cầu về hồ sơ, địa chỉ liên hệ… được quy định cụ thể và được quy định rõ trên thông báo tuyển sinh tạo điều kiện để người có nhu cầu lấy đó làm cơ sở đăng kí cho phù hợp với nguyện vọng và điều kiện của bản thân. Từ đó giúp cho công tác tuyển sinh được thực hiện theo đúng quy trình, chất lượng, hiệu quả, minh bạch, tuyển sinh được đội ngũ học sinh đảm bảo về số lượng và đáp ứng về chất lượng để tiến hành đào tạo.
Trường đã thành lập Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm để thực hiện công tác tuyển sinh một cách khoa học và có hiệu quả cao. Trung tâm đã không ngừng mở rộng mạng lưới tuyển sinh đến 29 tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và các tỉnh miền núi: Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…Cán bộ tuyển sinh đến liên hệ làm việc trực tiếp tại các phường, xã; các phòng và Sở LĐTB&XH của tỉnh; thậm chí xuống tận thôn bản và gia đình người dân để động viên con em các dân tộc thiểu số nhập học. Nhằm thu hút đông đảo học sinh theo học, cán bộ tuyển sinh nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn tổ chức gặp mặt học sinh đang học tại trường, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, kết hợp sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, băng đĩa, tờ rơi…các hoạt động này đã góp phần đưa trường CĐNMHC Vinacomin trở nên gần gũi hơn, có độ tin cậy cao hơn đối với người học.
Nhận thấy vai trò của công tác tuyển sinh là công tác quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô đào tạo hàng năm của nhà trường, lãnh đạo trường đã phát động tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên cùng tham gia tuyển sinh. Đây là chủ trương nhằm mở rộng quy mô và mạng lưới tuyển sinh, lực lượng tuyển sinh không chỉ bó hẹp trong con số 30 cán bộ của Trung tâm tuyển sinh giới thiệu việc làm mà được nâng lên con số trên 500 cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà
54
trường. Phát huy vai trò tích cực trong công tác tuyển sinh, sau 2 tháng kể từ khi phát động, năm 2012, Công đoàn nhà trường đã tuyển sinh và cho nhập học 103 HS, Đoàn thanh niên 36 HS góp phần không nhỏ cho công tác tuyển sinh chung của nhà trường.
Qua khảo sát, có khoảng 92,7% số GV được hỏi đánh giá tốt về công tác tuyển sinh của trường, cho rằng công tác này đã được tổ chức một cách khoa học và khá chất lượng, đạt được hiệu quả cao. Đây thực sự là một kết quả đáng mừng tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh trong thời gian tới.
* Đánh giá những thuận lợi của công tác tuyển sinh:
Thứ nhất là sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam; Đảng ủy than Quảng Ninh; Đảng Ủy Nhà trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới có ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển sinh, góp phần làm tăng chỉ tiêu số lượng tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu của người học.
Thứ hai, doanh nghiệp đã nhận rõ vai trò và sự phối kết hợp thực hiện quy chế 2441/QĐ-HĐQT của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam trong lĩnh vực tuyển sinh lao động chưa qua đào tạo để cho đi học nghề mỏ hầm lò, nhằm tạo đội ngũ nhân lực nghề mỏ hầm lò có kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu khai thác mỏ hầm lò trong thời gian tới.
Thứ ba, với thế mạnh là một trường Cao đẳng có uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề từ trình độ sơ cấp. đến trung cấp, cao đẳng, trường CĐNMHC tuyển sinh trên 34 ngành nghề với 10 nhóm nghề cơ bản: Kế toán doanh nghiệp, Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò, Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Hàn, Công nghệ thông tin, Vận hành thiết bị Sàng tuyển. Đặc biệt có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với 3 nghề: Kỹ thuật Khai thác mỏ hầm lò, Kỹ thuật Xây dựng mỏ hầm lò, Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò. HS học nghề được hưởng học bổng toàn phần bao gồm học phí, tiền ăn và tiền ở ký túc xá. HS đào tạo được ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp trước khi vào học. 100% học sinh có việc làm ngay sau tốt nghiệp. Đây là ưu điểm để thu hút HS vào
55
học và là cơ hội để các HS có hoàn cảnh khó khăn được học tập và tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao.
Thứ tư, nhà trường có kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, cụ thể cho từng hệ đào tạo; chỉ đạo và điều hành bám sát công tác tuyển sinh theo tuần, tháng, quý; mặt khác có cơ chế tiền lương đãi ngộ, khuyến khích cho công tác tuyển sinh, phù hợp với tình hình hiện nay.
Thứ năm, nguồn lao động chưa qua đào tạo tại các địa phương tỉnh ngoài tương đối dồi dào, địa bàn hoạt động tương đối rộng, là một thuận lợi để thu hút đào tạo tại trường CĐNMHC.
Cuối cùng, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất một cách đồng bộ, từ nhà ở ký túc xá đến trang thiết bị thực tập hiện đại đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên cả nước. Ký túc xá của nhà trường được xây mới với sức chứa trên 5000 HS/SV, đảm bảo phục vụ tốt cho HS/SV yên tâm học tập. Với mục tiêu, học đi đôi với hành, Nhà trường đầu tư xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, có trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy và sát hạch trình độ bậc thợ cho công nhân. Trung tâm được Nhà nước, Tập đoàn công nhận là “Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia - Vinacomin”
* Đánh giá những khó khăn của của công tác tuyển sinh
Bên cạnh những thuận lợi đã được đề cập, quá trình tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh còn gặp không ít những khó khăn, đó là:
Những khó khăn khách quan:
Tình trạng công nhân tại các doanh nghiệp bỏ việc về địa phương cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyển sinh các nghề mỏ hầm lò. Thực tế công nhân mỏ hầm lò có đồng lương eo hẹp không tương xứng với công sức làm việc, không đủ trang trải cho cuộc sống nên họ bỏ về quê làm việc.
Tiền lương, điều kiện làm việc, bố trí ăn, ở của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của công nhân trong ngành nên cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh học sinh học nghề.
56
Các khu công nghiệp trong nước thu hút lao động chưa qua đào tạo, các trường đại học được đào tạo trung cấp nghề, thời gian tuyển sinh hệ đại học kéo dài dẫn đến nhu cầu học nghề tại các tỉnh đồng bằng và miền trung giảm, công tác tuyển sinh chủ yếu được triển khai trên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, rất khó khăn cho công tác tuyển sinh.
Trên địa bàn tỉnh có 6 trường cùng tham gia đào tạo nghề, tạo nên sự cạnh tranh công tác tuyển sinh Trung cấp nghề hệ A (theo chỉ tiêu của Tập đoàn, cao đẳng nghề hệ B (theo yêu cầu của xã hội) và tuyển sinh ngắn hạn tại các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
Những khó khăn chủ quan:
Đội ngũ làm công tác tuyển sinh: Về cơ bản cán bộ làm công tác tuyển sinh có tinh thần trách nhiệm trong thực thi các nhiệm vụ được giao, song ở một bộ phận nhỏ mới được bổ sung vào hệ thống tuyển sinh còn thiếu kinh nghiệm.
Sự khác biệt về điều kiện đào tạo, ăn ở, giáo dục giữa nơi học và nơi làm việc sau khi ra trường là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động tuyển sinh của cơ sở đào tạo và người làm nhiệm vụ tuyển sinh.
* Đối với tuyển sinh đại học:
Do sự thay đổi về cơ chế chính sách, các trường đại học ngoài công lập được thành lập nhiều, nhu cầu tuyển sinh chính quy nhiều, điểm chuẩn đầu vào thấp vì vậy số lượng các thí sinh có nguyện vọng dự thi đại học vừa làm vừa học là các đối tượng vừa tốt nghiệp PTTH giảm hẳn so với các năm trước.
Do sự cạnh tranh của các đơn vị liên kết tại cùng địa bàn gây tạo nên sự khó khăn trong công tác tuyển sinh đại học.
Khó khăn xuất phát từ phía người học: nhu cầu học tập của một số ngành như khai thác, cơ điện của Trường Đại học Mỏ - Địa chất giảm; một số ngành học bão hòa (kế toán và quản trị doanh nghiệp) nhu cầu của người học giảm do nhu cầu của xã hội giảm đã làm giảm chỉ tiêu tuyển sinh của ngành này.
57
* Đối với Tuyển sinh nghề hệ A (theo chỉ tiêu của tập đoàn) và hệ B (theo nhu cầu của xã hội):
Chỉ tiêu giao đầu năm cao hơn so với thực tế tuyển sinh hàng năm, để các bộ phận tuyển sinh phấn đấu khai thác, thu hút tối đa nhu cầu người học; Thực tế công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn do các trường nghề được thành lập nhiều, cơ chế hoạt động khác nhau, các trường đại học hạ điểm chuẩn, hơn nữa các trường đại học, trung học chuyên nghiệp trên cả nước cũng tham gia đào tạo nghề vô hình chung tạo sự “cạnh tranh”, ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh tại trường.