Đổi mới chương trình, giáo trình; nội dung và phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 96)

9. Kết cấu

3.2.2. Đổi mới chương trình, giáo trình; nội dung và phương pháp dạy học

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo CNKT thì một biện pháp không kém phần quan trọng đó là cần đổi mới chương trình giáo trình, nội dung và phương pháp dạy học.

Hệ thống giáo trình phải thường xuyên được cập nhật, bổ sung tài liệu. Để quản lý chặt chẽ việc giảng dạy học tập, tất cả các khoa đều phải ký hợp đồng đào tạo với Ban Giám hiệu dưới sự giám sát trực tiếp của Ban Thanh tra Nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng.

Tiến hành chỉnh lý ngân hàng đề thi các Môn học/Modun theo chương chinh chi tiết đã được cập nhật, chỉnh sửa; rà soát và bổ sung nội dung đánh giá theo chương trình đào tạo nhằm trang bị tối đa kiến thức và kỹ năng người học bắt buộc phải có trước khi tham gia sản xuất tại doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng bỏ học của SV nghề hầm lò mà nguyên nhân một phần vì chương trình học với các môn văn hóa quá dài, nhà trường đang tiến hành xây dựng chương trình thí điểm dạy nghề trung cấp bậc 1, theo đó dự kiến đối tượng tuyển sinh đầu vào tốt nghiệp THCS, không phải học bồi dưỡng các môn văn hóa và lược bỏ một số môn chưa cần thiết trong giai đoạn hiện nay như tin học, ngoại ngữ, tăng cường học thực hành, tạo điều kiện cho công tác tuyển sinh thợ lò trong thời gian tới.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tiến hành chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ trên cơ sở xây dựng chương trình theo mô đun. Lấy người học làm trung tâm, thay đổi truyền thống học theo kiểu

94

“đọc - chép” thành hình thức mới với việc người học chủ động tổ chức lớp học, tự tìm tòi, nghiên cứu, giảng viên chỉ có vai trò định hướng, hỗ trợ người học trong quá trình học tập.

Các khoa nghề tiến hành triển khai phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học tích hợp nâng cao chất lượng giờ giảng và tính tích cực của học sinh. nhiều khoa nghề rất nỗ lực, sáng tạo đồ dùng dạy học để tăng khả năng truyền đạt. Nhiều bài giảng được sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm PowerPoint gia công hình ảnh trong bài giảng tạo cho bài giảng có sức hấp dẫn cuốn hút được người học. Tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu cho học sinh (đầu khóa đào tạo) tham quan thực tế nghề nghiệp trong tương lai ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất thực tế. Tổ chức quá trình dạy - học thực tập sản xuất ngay trong môi trường thực tiễn sản xuất ở các nhà máy, xưởng thực hành với những trang thiết bị hiện đại đang vận hành.

Trong thời gian tới, nhà trường cần có sự điều chỉnh thời gian đào tạo theo hướng tăng thời lượng học thực hành, giảm lý thuyết để giúp sinh viên sớm được làm việc trong thực tiễn sản xuất, nhờ vậy giúp họ hiểu rõ hơn về môn học, ngành học, thêm nhiệt tình với việc học tập và rèn luyện.

3.2.3. Đổi mới công tác đánh giá kết quả đào tạo

Chất lượng công tác đào tạo sẽ được nâng cao nếu việc đánh giá kết quả đào tạo đươc tiến hành một cách khoa học thông qua việc ban hành những bộ tiêu chuẩn kĩ năng nghề làm cơ sở. Mục đích là để học sinh sau khi ra trường thành thạo với công việc thực tế sản xuất của các mỏ, thực hiện thành thạo các kỹ năng của CNKT lành nghề, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của thị trường lao động. Tập đoàn đã chỉ đạo các trường cao đẳng nghề phối hợp với các doanh nghiệp trong tập đoàn xây dựng bộ tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng cấp bằng trung cấp nghề các nghề: Kỹ thuật khai thác hầm lò, Kỹ thuật xây dưng mỏ hầm lò và Kỹ thuật cơ điện hầm lò. Việc ban hành các bộ tiêu chuẩn trung cấp nghề là cơ sở kiểm định chất lượng để cấp bằng cho học sinh cũng như kiểm tra đầu vào những công nhân trước khi đến làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nhằm tiếp cận phương thức đào tạo và đánh giá chất lượng theo khu vực và quốc tế. Trong đó, nghề kỹ thuật khai thác hầm lò có 48 kỹ năng nghề từ kỹ năng chuẩn bị sản xuất tới các kỹ năng khoan nổ mìn, bốc xúc, vận tải, dựng vì chống, củng cố lò, di chuyển,

95

thủ tiêu sự cố, kết thúc ca….Nghề cơ điện hầm lò có 63 kỹ năng nghề. Kèm theo đó là các tiêu chí đánh giá, chấm điểm cụ thể từng kỹ năng. Các kỹ năng này được xây dựng từ thực tế sản xuất của các doanh nghiệp Vinacomin cũng như công nghệ khai thác hiện đại.

Bảng dưới là tiêu chuẩn yêu cầu của một số kỹ năng thuộc nghề khai thác mỏ hầm lò:

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn trình độ kỹ năng nghề kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò

TT

Mã số công

việc

Công việc Bậc Trình độ kỹ năng

1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 A CHUẨN BỊ SẢN XUẤT

1 A1 Mang trang bị bảo hộ lao động cá nhân X

2 A2 Nhận lệnh sản xuất X

3 A3 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư X

4 A4 Vận chuyển thiết bị vật tư X

5 A5 Đọc thông số khí, gió mỏ X

6 A6 Thông gió X

B CÔNG TÁC KHOAN NỔ MÌN

7 B1 Khoan thăm dò bằng máy khoan khí ép

và hoặc khoan điện cầm tay X

8 B2 Khoan lỗ mìn trên gương than bằng

máy khoan điện cầm tay X

9 B3 Khoan lỗ mìn trên gương đá bằng máy khoan khí ép (có chân ben) X

10 B4 Nạp nổ mìn X

11 B5 Gác mìn

12 B6 Xử lý mìn câm

C XÚC BỐC VẬN CHUYỂN THAN, ĐẤT ĐÁ

13 C1 Xúc thủ công lên xe goong

14 C2 Tải than bằng máng trượt X

15 C3 Tải than vào máng cào X

16 C4 Tháo than từ bun ke vào thiết bị vận tải X

17 C5 Vận hành tời kéo X

D DỰNG VI CHỐNG LÒ CHUẨN BỊ

18 D1 Gia công vì chống lò chuẩn bị X

19 D2 Sửa gương lò chuẩn bị (lò bàng, thượng, hạ) X

20 D3 Dựng vì chống sắt lò chuẩn bị (lò bằng) X

21 D4 Dựng vì chống sắt lò chuẩn bị (lò

nghiêng) X

96

Các tiêu chuẩn kỹ năng nghề trên được xây dựng theo phương pháp phân tích nghề, xác định một cách hiệu quả các nhiệm vụ và công việc cần được thực hiện của cá nhân trong nghề nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia, giáo viên và những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghề nghiệp nhằm đưa ra các tiêu chuẩn khoa học, cụ thể, làm cơ sở để đánh giá CNKT một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia thuộc trường CĐNMHC Vinacomin - trung tâm đánh giá kỹ năng nghề đầu tiên của cá nước - là một nỗ lực của nhà trường trong việc đổi mới các hoạt động đánh giá kết quả đào tạo. Việc đánh giá trình độ của học viên sau khi được đào tạo nghề giúp nhà trường định hướng hoạt động đào tạo để chất lượng đầu ra theo chuẩn mực thống nhất trong toàn quốc.

Đánh giá kết quả đào tạo theo những tiêu chuẩn kỹ năng đã quy định sẽ đảm báo tính công khai, minh bạch, tạo sự công bằng cho tất cả người học. Trong tương lai, những tiêu chuẩn mới sẽ được hình thành do sự tiến bộ của kỹ thuật, đòi hỏi các nhà quản lý phải nhanh chóng đổi mới, cập nhập liên tục những tiến bộ, thay đổi về công nghệ và chú trọng thay đổi các tiêu chuẩn đánh giá sao cho phù hợp nhất với hoạt động đào tạo, giúp người học có thêm động lực để trau dồi kiến thức, kỹ năng, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Đào tạo công nhân kĩ thuật tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm Vinacomin tỉnh Quảng Ninh hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)