9. Kết cấu
1.2.1. Nội dung công tác đào tạo
1.2.1.1. Công tác tuyển sinh
Công tác tuyển sinh được thực hiện dựa trên quy chế tuyển sinh học nghề dành cho các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề do Bộ LĐTB&XH ban hành. Trong đó, cần xác định rõ mục tiêu đào tạo, đối tượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh.
- Xác định mục tiêu đào tạo là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo bao gồm những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo; số lượng và cơ cấu học viên; thời gian đào tạo.
Đối với CNKT các mục tiêu phải cụ thể có nghĩa là sau khi đào tạo công nhân phải làm được những công việc đảm bảo tiêu chuẩn như thế nào thông qua kỹ năng mà công nhân có được sau đào tạo? Kiến thức của công nhân được nâng lên mức như thế nào sau khi được đào tạo? Hành vi của công nhân sẽ thay đổi như thế nào sau khi kết thúc khóa đào tạo? Thái độ của CNKT đối với công việc?
Trong Luật dạy nghề 2006 có nêu: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp côn nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Xác định đối tượng đào tạo nhằm làm rõ những yêu cầu của cơ sở đào tạo cho các nguyện vọng tham gia thi tuyển. Đó là các yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất, độ tuổi, sức khỏe…Xác định đối tượng đào tạo còn bao gồm xác định những đối tượng thuộc chính sách ưu tiên theo vùng hoặc theo đối tương, mà căn cứ vào đó, những đối tượng nằm trong diện ưu tiên mà Nhà nước quy định sẽ được tuyển thẳng hoặc cộng điểm khi tham gia thi tuyển.
- Xác định chỉ tiêu tuyển sinh là hoạt động mà các cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu và điều kiện nhân lực, cơ sở trang thiết bị đào tạo của cơ sở đưa ra số lượng
25
cụ thể về người học cho các khoa và các ngành học. Sau khi xác định chỉ tiêu, các cơ sở đào tạo sẽ đăng kí chỉ tiêu hàng năm theo quy định của Bộ LĐTB&XH để làm căn cứ xét tuyển dựa trên điểm sàn thi tuyển.
- Kế hoạch tuyển sinh được thực hiện dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo về số lượng đào tạo theo từng nghề, được sở lao động thương binh xã hội ở địa phương thông qua, sau đó được trình lên Bộ LĐTB&XH.
- Sau cùng của công tác tuyển sinh là đưa ra thông báo tuyển sinh, đây là hoạt động công bố công khai của các trường đào tạo về chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề theo từng trình độ đào tạo; hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, vùng tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học nghề; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển hoặc thời gian thi tuyển và môn thi tuyển. Thông báo tuyển sinh phải được công bố chậm nhất ba (03) tháng trước ngày xét tuyển, thi tuyển.
1.2.1.2. Tổ chức đào tạo
Sau khi có được đội ngũ người học theo đúng nhu cầu thì các trường đào tạo tiến hành công tác tổ chức đào tạo. Công tác này thực chất là quá trình chuẩn bị các điều kiện để thực hiện công tác đào tạo một cách khoa học và hợp lý. Tổ chức đào tạo bao gồm xác định thời gian và kế hoạch đào tạo; xây dựng chương trình đào tạo; xác định nội dung đào tạo; xây dựng lớp học; lựa chọn giáo viên; lựa chọn phương pháp đào tạo và dự kiến chi phí đào tạo.
- Các trường đào tạo xác định thời gian đào tạo theo năm học và theo học kì. Một năm có hai học kì chính, đối với hệ cao đẳng học từ hai đến ba năm tuỳ ngành nghề đào tạo. Quyết định thời gian đào tạo là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới hiệu quả của khóa đào tạo. Những vấn đề cần quan tâm khi quyết định thời gian đào tạo đó là: Độ dài thời gian khóa học; thời lượng dành cho mỗi kiến thức, kỹ năng hợp lý; thời điểm thực hiện đào tạo phù hợp; học vào ngày thường, các buổi chiều, buổi tối, hay thứ bảy chủ nhật. Kế hoạch đào tạo được thống nhất căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình.
- Xây dựng chương trình đào tạo là hệ thống các môn học và bài học được dạy cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu trên cơ
26
sở đó lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp. Theo Wentling (1993) thì “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trong đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”.
- Cần xác định nội dung đào tạo bao gồm: Nội dung vê kiến thức và kỹ năng. Lưu ý phải bố trí bài giảng theo thứ tự logic, chuẩn bị tài liệu giảng dạy, lập lịch thời gian giảng chi tiết cho từng phần học. Nội dung của công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cần được xác định trên cơ sở các yêu cầu đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp nhằm giúp cho họ trang bị những kỹ năng, kiến thức cũng như cập nhật thông tin cần thiết để có năng lực hoàn thành tốt công việc của mình.
Về cơ bản các hoạt động đào tạo CNKT cần bao gồm các nội dung sau:
+ Các nội dung đào tạo và phát triển mang tính định hướng cho nguồn nhân lực trong tổ chức: Với nội dung này, hoạt động đào tạo chủ yếu là phổ biến thông tin, định hướng và cung cấp kiến thức mới như giải thích cho người lao động về cấu trúc tổ chức mới của tổ chức, hay cung cấp thông tin về tổ chức cho người mới giúp cho người lao động làm quen và hiểu rõ văn hóa của tổ chức, xác định được những giá trị được coi trọng trong tổ chức. Các hoạt động này cũng nhằm làm cho người lao động cập nhật và nhận thức được những cơ hội và thách thức liên quan tới sự phát triển của tổ chức từ đó xác định mục tiêu phát triển cá nhân phù hợp.
+ Các nội dung đào tạo mang tính phát triển kỹ năng: Với nội dung này, chủ yếu là cung cấp cho công nhân trong tổ chức các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và kinh nghiệm để họ đạt được các kỹ năng mới khi công việc của họ có sự thay đổi hoặc có sự thay đổi về thiết bị, công nghệ hay các hệ thống tổ chức quản lý mới.
+ Các nội dung đào tạo nâng cao chuyên môn: Đây là loại hình đào tạo để tránh kiến thức và kỹ năng bị lạc hậu. Việc đào tạo nhằm phổ biến các kiến thức mới được phát hiện hoặc các kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan tới
27
các ngành có tính đặc thù với nội dung luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ hay giai đoạn lịch sử.
- Công tác tổ chức đào tạo còn bao gồm công tác tổ chức lớp học. Lớp học được tổ chức sau khi đã sắp xếp HS vào các chuyên ngành, các chương trình đào tạo theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng SV tối thiểu cho mỗi lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường.
- Lựa chọn GV đào tạo là lựa chọn người dạy có năng lực phù hợp với các ngành nghề đào tạo, có thể lựa chọn các GV là GV cơ hữu của trường hoặc những người giỏi chuyên môn, những thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm từ các đơn vị sản xuất. Sự kết hợp này giúp các học viên vừa được đào tạo bài bản theo quy định vừa được tiếp cận với thực tế, từ đó nâng cao chất lượng học tập.
- Lựa chọn các phương pháp đào tạo là lựa chọn phương pháp đào tạo theo kiểu đào tạo lý thuyết hay đào tạo thực hành, hay kết hợp cả ký thuyết và thực hành. Tùy từng môn học hay từng chương trình mà lựa chọn từng phương pháp và lựa chọn thời lượng giảng dạy theo từng phương pháp cho phù hợp.
- Cuối cùng là hoạt động dự tính chi phí đào tạo. Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo bao gồm các chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy. Nguồn kinh phí đào tạo được lấy từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của người học và các đơn vị đầu tư. Dự tính chi phí đào tạo nhằm xác định khoản chi phí mà doanh nghiệp có khả năng chi trả dành cho đào tạo, phân bổ chúng sao cho hợp lý, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và đối tượng.
Chi phí đào tạo gồm hai nhóm:
- Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội của đào tạo là thời gian, sản phẩm của CNKT và giáo viên phụ trách giảng dạy, ảnh hưởng của việc người tham gia đào tạo tới quá trình sản xuất.
- Chi phí thực tế bao gồm chi phí cho nhà trường, chi phí cho người dạy học (tiền lương, phụ cấp), chi phí cho người học (học bổng, học phí, phụ cấp), chi phí cho phương tiện dạy và học (nhà xưởng, phương tiện đào tạo, giáo trình, phòng học, thiết bị thực hành…), chi phí quản lý và chi phí khác để duy trì lớp học.
28
Bảng 1.2. Các loại chi phí đào tạo và ví dụ Trang thiết bị
Các thiết bị đào tạo: Máy tính
Máy phát hình
Các thiết bị huấn luyện Thiết bị viễn thông Thiết bị thí nghiệm
Cơ sở vật chất
Các phòng học
Các phòng thí nghiệm Văn phòng
Thư viện/ trung tâm học tập Phòng học một người
Nhân sự
Các giáo viên Nhân viên Người lập trình
Người phân tích/ Người thiết kế Người đánh giá
Các cố vấn Nghệ sỹ
Vật tƣ
Sách bài tập cho học viên Bài giảng
Phím đèn chiếu Các chương trình Các bài kiểm tra Giấy
Phim
(Nguồn: Quản trị nguồn nhân lực. Georget.Milkovich & John W. Boudreau) 1.2.1.3. Công tác quản lý chất lượng đào tạo
Công tác quản lý chất lượng đào tạo là công tác đánh giá hoạt động đào tạo về mặt chất lượng. Trong nhà trường, chất lượng đào tạo chính là trình độ và nhân cách mà người học đạt được sau khi kết thúc khóa đào tạo so với các chuẩn đề ra ở mục tiêu đào tạo. Theo TS Nguyễn Thị Tính thì: “Chất lượng giáo dục đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình giáo dục - đào tạo…Chất lượng là kết quả của quá trình giáo dục - đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình giáo dục - đào tạo theo các ngành nghề cụ thể” [35, tr. 24].
Chất lượng đào tạo nghề là một tiêu thức phản ánh mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo
29
nghề đến khi kết thúc quá trình đó. Theo tiêu chuẩn ISO–2000 thì: “Quản trị chất lượng là các phương pháp và cách thức hoạt động được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng”.
Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là quản lý quá trình dạy và học mà đầu ra ở đây là người học có tri thức, kỹ năng, thái độ, sức khỏe, tình cảm. Để thực hiện có hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo thì cần thực hiện các nhiệm vụ, đó là: quản lý mục tiêu, chất lượng chương trình, chất lượng bài giảng, chất lượng của phương pháp đào tạo được sử dụng; quản lý các quy chế, cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng giáo viên, học viên, cơ sở vật chất kỹ thuật…nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo diễn ra tốn ít thời gian nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.