Cho thuê tài chính 77

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 77)

9. Cấu trúc của luận văn 13-

2.2.5. Cho thuê tài chính 77

Khi thị trƣờng tài chính Việt nam chƣa thật sự phát triển thì vấn đề về vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn là một bài toán làm đau đầu các nhà quản trị. Thực tế cho thấy việc ĐMCN, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so sản đảm bảo cũng nhƣ uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, đi thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ƣu.

Vấn đề đặt ra là mặc dù có mặt đã lâu nhƣng thực sự CTTC là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Ít doanh nghiệp hiểu đƣợc

- 78 -

rằng CTTC là hình thức với các nƣớc tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lƣợng vốn dài hạn đầu tƣ cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên đối với các DNNVV, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghiệp sản xuất kinh doanh. Đặc trƣng của phƣơng thức này là - đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho ngƣời thuê, tức là ngƣời sử dụng tài sản đƣợc quyền sử dụng và hƣởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Ngƣời thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tƣơng xứng với quyền sử dụng và quyền hƣởng dụng. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dƣới hình thức CTTC không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trƣớc, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa đƣợc áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Ngoài ra, các công ty CTTC có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lƣu động do đã tập trung vốn để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định. Nhƣ vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lƣu động để sản xuất kinh doanh. Loại hình này rất thích hợp cho DNNVV bởi vì với ƣu điểm không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuê tài chính không bị vƣớng thủ tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hàng.

Trên thực tế, việc cung ứng vốn trung và dài hạn thông qua kênh CTTC thời gian qua cho các doanh nghiệp bị hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân sau:

- Mặc dù đã xuất hiện 15 năm trên thị trƣờng Việt Nam (Tại Việt nam nghiệp vụ CTTC hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã đƣợc NHNN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 17.5.1995) nhƣng

- 79 -

doanh nghiệp hiểu biết về kênh cấp vốn qua dịch vụ CTTC còn hạn chế; hoạt động quảng bá, giới thiệu dịch vụ này đến doanh nghiệp còn yếu. Hầu hết các doanh nghiệp biết rất ít hoặc chƣa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ CTTC, có những doanh nghiệp hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu CTTC nhƣ hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chƣa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ CTTC, chƣa thấy rõ đƣợc hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ CTTC mang lại...

- Mạng lƣới hoạt động của các công ty CTTC mới chỉ có mặt tại một vài trung tâm kinh tế lớn.

- Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng CTTC, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác nhƣ ngân hàng. Nhƣ vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi vì lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm... của bên cho thuê phải bỏ ra.

- Trình độ của cán bộ kinh doanh trong các Công ty CTTC chƣa chuyên nghiệp, không năng động trong việc tiếp cận và tƣ vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn.

- Hành lang pháp lý về CTTC chƣa hoàn thiện đồng bộ, nhiều quy định cần phải đƣợc luật hóa. Các quy định về sở hữu, về tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ... trong các văn bản còn nhiều vấn đề phải bàn. Quy định về đối tƣợng CTTC tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối với dây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn.

- Các DNNVV của Việt Nam phần lớn còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý, tính khả thi của dự án thiếu thuyết phục. Đây là thế yếu khi họ có nhu cầu tìm nguồn vốn cho dự án.

Các chủ DNNVV đều nói rằng giá cả CTTC hiện nay ở VN đang cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chƣa hấp dẫn đƣợc các khách hàng

- 80 -

thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản đƣợc mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất.

Điều khiến các doanh nghiệp ngại sử dụng dịch vụ CTTC chính là về vấn đề sở hữu, nếu vay vốn ngân hàng mua máy móc thiết bị thì doanh nghiệp vẫn đứng tên sở hữu tài sản và chỉ làm động tác ra công chứng thế chấp. Khi tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đƣợc quyết định mục đích sử dụng tài sản. Còn CTTC thì ngƣợc lại, mặc dù doanh nghiệp vẫn phải ký quỹ và trả trƣớc nhƣng bên cho thuê lại đứng tên sở hữu và có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản. Nếu doanh nghiệp sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận thì lập tức công ty CTTC sẽ can thiệp, thậm chí luật còn cho phép thu hồi tài sản khi bên thuê vi phạm hợp.

Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ có đƣợc nhiều cái lợi khi sử dụng dịch vụ CTTC nhƣng do khâu tuyên truyền, giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng dịch vụ này tới doanh nghiệp chƣa đƣợc các công ty CTTC chú trọng nên chƣa thể thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Tuy nhiên, hoạt động CTTC với những cơ chế đặc thù, đã đáp ứng phần quan trọng nhu cầu về vốn của các DNNVV, trong khi điều kiện vay vốn của ngân hàng có những cơ chế mà không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đƣợc, nhƣ tiềm lực kinh tế, thế chấp tài sản.

Mặc dù, bằng các chính sách tài chính chính nhà nƣớc đã tạo nhiều kênh huy động vốn nhằm khuyến khích các DNNVV đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hộp nhập kinh tế. Bản thân các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp sáng tạo nhằm thu hút vốn đầu tƣ ĐMCN. Song các DNNVV vói chung và DNNVV hoạt động xây dựng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và luôn trong tình trạng thiếu vốn, công nghệ lạc hậu. Chính vì vậy, nhà nƣớc cần dùng chính sách điều tiết công cụ tài chính nhằm hỗ trợ, khuyến khích các DNNVV hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ.

- 81 -

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

3.

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 77)