Vai trò của doanh nghiệp xây dựng 44

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 44)

9. Cấu trúc của luận văn 13-

1.3.4. Vai trò của doanh nghiệp xây dựng 44

Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã đƣợc các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ xây dựng của các địa phƣơng trên cả nƣớc cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng

3. Uy Vũ, Xây dựng sàn nhà không cần đổ dầm, http://khoahoc.baodatviet.vn,

- 45 -

năm 2010 theo giá thực tế ƣớc tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trƣớc, trong đó khu vực nhà nƣớc đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nƣớc và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%.

Bảng 1.1 Vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2010

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với năm 2009 (%) TỔNG SỐ 830,3 100,0 117,1 Khu vực Nhà nƣớc 316,3 38,1 110,0 Khu vực ngoài Nhà nƣớc 299,5 36,1 124,7 Khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 214,5 25,8 118,4

Nguồn: Thống kê Bộ xây dựng

Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ƣớc tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP (Gross Domestic Product -Tổng sản phẩm quốc nội), trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ƣơng và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đƣợc Thủ tƣớng cho phép ứng trƣớc để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nƣớc là 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nƣớc 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%.

- 46 -

Tôi không phải nhà nghiên cứu, cũng không là nhà quản lý, vả lại công nghệ - kỹ thuật xây dựng mới là một phạm trù rất lớn, nên không thể trình bày vấn đề này theo cách của những người làm chiến lược. Giỏi lắm tôi cũng chỉ có thể nói về một công nghệ mà chúng tôi đang sử dụng, đó là việc sử dụng cấu kiện thép hình thay thế thép sợi được bọc bê tông toàn khối. Việc sử dụng kết cấu thép hình đã được ứng dụng tại các nước phát triển, để đưa công nghệ này vào Việt Nam, chúng tôi phải nghiên cứu mất nhiều năm cùng với các chuyên gia hàng đầu của Isarel và Việt Nam, và chúng tôi đã xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất loại thép này tại TP. Hải Dương. Sở dĩ chúng tôi quyết tâm ứng dụng công nghệ này, vì trong nhiều ý nghĩa, nó giúp giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Do các cấu kiện được làm trong nhà máy (kiểm soát chất lượng tốt hơn) nên việc thi công hệ cột, dầm chịu lực không còn diễn ra trên hiện trường - tức là ít nhất nó giảm tối đa ô nhiễm ngay tại nơi xây dựng trong đô thị. Thêm nữa nó giảm đáng kể lượng xi măng, cát, sỏi… phải vận chuyển đến chân công trình để thi công, nghĩa là giảm phế thải của xe chuyên chở vật liệu trong thành phố. Tôi chưa nói nó còn giảm chi phí nhân công, thời gian thi công, giảm giá thành, tăng năng suất và chất lượng công trình. Nói gọn lại thì sử dụng công nghệ mới kết cấu thép hình đạt được những ưu điểm về môi trường, kinh tế và những điều không quy được thành tiền.

Hàng năm, số vốn đầu tƣ cho xây dựng cơ bản tăng đồng nghĩa với việc phát triển tƣơng xứng các số lƣợng dự án làm thay đổi bộ mặt đất nƣớc. Nhiều công trình đƣợc cải tạo, xây mới nhƣ những con đƣờng, toà nhà cao ốc, bệnh viện, trƣờng học, khu công nghiệp.... Các doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nƣớc, góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc ra thế giới thông qua các công trình đẹp, ấn tƣợng, chất lƣợng. Bộ mặt đô thị là tấm gƣơng phản chiếu kinh tế, văn hóa, xã hội của

- 47 -

đất nƣớc; thể hiện khả năng quản lý của các cấp chính quyền và ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân. Vì vậy, những ngƣời làm trong lĩnh vực xây dựng phải có trình độ chuyên môn, có kiến thức tổng hợp, có sự sáng tạo và có cả tấm lòng để tạo ra những sản phẩm độc đáo, chất lƣợng và tham gia quản lý tốt các hoạt động xây dựng.

Đóng góp của của doanh nghiệp xây dựng không những chỉ thể hiện trên giá trị sản xuất hay phần thuế thu vào NSNN mà còn đƣợc ghi nhận bởi đã giải quyết đƣợc vấn đề công ăn việc làm cho xã xội tạo điều kiện cho sự phân phối về việc làm, thu nhập cho nhiều lao động tại các địa phƣơng.

Tóm lại, DNNVV hoạt động xây dựng là một có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nó tạo ra các điều kiện cơ sở vật chất cơ bản cho sự phát triển. Qua nội dung về cơ sở lý thuyết đƣợc đề cập, công nghệ không chỉ là vấn đề có thể phát triển hay không, mà là nhu cầu buộc phải tiến hành, đó cũng là cơ sở lý thuyết quan trọng đƣợc sử dụng ở các chƣơng sau.

CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

- 48 -

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 44)