9. Cấu trúc của luận văn 13-
2.1.6. Tài chính ngành xây dựng 60-
Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng luôn đòi hỏi nhóm tài sản lƣu động có tỷ lệ cao, đi kèm với đó là nhu cầu nợ ngắn hạn càng lớn.
Trong vốn đầu tƣ của khu vực Nhà nƣớc, vốn từ ngân sách Nhà nƣớc đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tƣ cả nƣớc, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc do Trung ƣơng quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1336,5 tỷ đồng, bằng 131,2%; Bộ Giao thông Vận tải 8168 tỷ đồng, bằng 122,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 569 tỷ đồng, bằng 96,9%; Bộ Công thƣơng 3602 tỷ đồng, bằng 89%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5080 tỷ đồng, bằng 87,2%; Bộ Y tế 1050 tỷ đồng, bằng 83,6%; Bộ xây dựng 689,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm 2010.
Thu hút đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án đƣợc cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD (Giảm 16,1% về số dự án; tăng 2,5% về số vốn so với năm trƣớc); vốn đăng ký bổ sung của 269 lƣợt dự án đƣợc cấp phép từ các năm trƣớc với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực hiện năm 2010 ƣớc tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 8 tỷ
- 61 - USD.8
Xây dựng là ngành công nghệ đặc biệt. Bởi vậy nếu so sánh ngành xây dựng với các ngành kinh tế khác thì về mặt tài chính, ngành xây dựng gần giống với ngành công nghiệp sẽ càng giống hơn theo đà công nghiệp hóa ngành xây dựng. Tài chính doanh nghiệp xây dựng có những đặc điểm sau:
- Vì thời gian thi công dài, chừng 2-3 năm hoặc lâu hơn nên phải tổ chức nghiệm thu và thanh toán theo từng phần khối lƣợng công trình, chúng không chờ đến thi công hoàn tất mới thanh toán nhƣ trong công nghiệp.
- Phần lớn số vốn của ngành xây dựng bỏ vào những công trình chƣa hoàn thành. Vì vậy phải cố gắng tập trung tiền vốn để rút ngắn thời hạn thi công xây dựng. Việc rút ngắn kỳ hạn thi công xây dựng có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiết kiệm vốn, tăng thêm lợi nhuận cho ngành xây dựng.
Điều kiện xây dựng mỗi công trình là không giống nhau nên ĐMCN và tài chính trong ngành xây dựng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau.
Các DNNVV bùng nổ về số lƣợng, "sức khỏe" và tính hiệu quả vẫn đặt ra nhiều vấn đề bởi khối doanh nghiệp này "có lớn nhƣng không mạnh". Các doanh nghiệp này phát triển rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là sau khi Luật doanh nghiệp ra đời.
- Phần lớn có vốn (vốn tự có, vốn điều lệ...) rất ít, huy động bên ngoài hạn chế, không đủ điều kiện tiếp cận thị trƣờng vốn, năng lực tự huy động không có ... Vốn là khó khăn lớn nhất và cũng là điểm yếu nhất của DNNVV.
- Về trình độ công nghệ, do phần lớn là các cơ sở thủ công "đi lên" hoặc có tiếp cận đƣợc khoa học, công nghệ nƣớc ngoài thì cũng thuộc thế hệ lạc hậu.
- Một trong những điểm yếu khác của các DNNVV là mối liên kết rất
- 62 -
hạn chế. Điều này thể hiện cả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh lẫn năng lực tạo dựng một tiếng nói chung có thể mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
- Ngoài ra, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thƣơng mại cũng nhƣ lao động hoạt động trong khu vực này... cũng rất hạn chế.