Chính sách vốn 6 2-

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 62)

9. Cấu trúc của luận văn 13-

2.2.1. Chính sách vốn 6 2-

2.2.1.1.Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia:

Theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Chƣơng trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 [14; điều 1]:

- Sẽ hình thành và đƣa vào sử dụng Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để đầu tƣ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV tìm kiếm, hoàn thiện, đổi mới và chuyển giao công nghệ.

- Bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.

2.2.1.2.Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp

Hàng năm, Quốc hội Việt Nam phân bổ khoảng 2% tổng chi ngân sách (tƣơng đƣơng khoảng 0,5% GDP) cho KH&CN, nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụng thành tựu KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều nƣớc trên thế giới, nguồn chi cho KH&CN ở Việt Nam về con số tuyệt đối là rất thấp. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ cho KH&CN từ khu vực doanh nghiệp là giải pháp cần thiết để phát triển KH&CN nƣớc nhà, mà Quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp là một phƣơng thức quan trọng. Với khoảng 500.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập (tính đến giữa năm 2010), theo tính toán của các

- 63 -

chuyên gia, có thể huy động đƣợc khoảng 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm đầu tƣ cho KH&CN. Vấn đề là cần có một cơ chế huy động, quản lý và sử dụng thích hợp để nguồn lực đầu tƣ cho KH&CN tại doanh nghiệp phát huy hiệu quả.9

Doanh nghiệp không đƣợc sử dụng nguồn vốn của Quỹ để đầu tƣ cho các hoạt động khác không gắn với việc phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Mỗi chu kỳ 05 năm, nếu số dƣ của quỹ còn từ 50% trở lên trên tổng số lợi nhuận đã trích trong 05 năm, thì doanh nghiệp phải trích nộp ngân sách nhà nƣớc số thuế TNND trên số lợi nhuận trƣớc thuế mà Nhà nƣớc để lại cho doanh nghiệp tƣơng ứng với số dƣ còn lại của quỹ cộng phần quỹ sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ khoản lợi nhuận trƣớc thuế đó. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý, Nhà nƣớc khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, ĐMCN, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp. Số tiền để hình thành Quỹ đƣợc trích từ lợi nhuận trƣớc thuế với mức 10% lợi nhuận.

Theo phân tích thấy tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp cả 3 khu vực từ 2005 đến 2008 đều rất nhanh, đặc biệt các doanh nghiệp khu vực tƣ nhân và khu vực nhà nƣớc. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối thì lợi nhuận trung bình/DN khu vực tƣ nhân rất thấp, chỉ có 258 triệu đồng trong năm 2008. Giả sử, mỗi doanh nghiệp trích ra 10% lợi nhuận để lập Quỹ Phát triển KH&CN, thì qui mô trung bình của Quỹ cũng chỉ tầm 26 triệu đồng, một con số rất nhỏ nhoi để có thể làm đƣợc một cái gì “ra tấm ra món” cho KH&CN. Do vậy, Quỹ này có lẽ chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc (qui mô trung bình quỹ tầm 3 tỷ đồng) và các doanh nghiệp FDI (tầm 1,8 tỷ

9. PGS. TS. Nguyễn Đình Tài, Quỹ phát triển khoa học công nghệ liệu có đủ cho doanh nghiệp nội địa, http://www.tapchitaichinh.vn cập nhập ngày 30.11.2010

- 64 -

đồng), còn đối với khu vực tƣ nhân đông đảo thì tác dụng của Quỹ có chăng chỉ đối với các công ty tƣ nhân qui mô lớn. Để hình dung đƣợc qui mô của Quỹ này, ta phân tích dƣới đây.

Bảng 2.4 : Quy mô trung bình của các DN trong các khu vực kinh tế

Chỉ tiêu DNTN DNNN DN FDI

2005 2008 2005 2008 2005 2008

Vốn CSH trung bình/

1 DN (tr. đồng) 1.22 3.679 38.752 242.706 71.118 76.871

Lợi nhuận trung bình/

1 DN (tr. đồng) 54 258 3.05 29.964 14.126 18.41

Tài sản trung bình/

1 DN (tr. đồng) 3.314 14.66 129.713 887.488 157.462 192.763

Doanh thu trung bình/

1 DN (tr. đồng) 6.089 17.244 77.214 473.188 106.201 169.762

Lao động trung bình/

1 DN (ngƣời) 27 24 363 462 267 325

225,3 710,7 212,9 1,024,7 397,4 522,0

(Nguồn: Tổ Công tác Thi hành Luật doanh nghiệp và Đầu tƣ, MPI, 2010 ) Nam, 54 tuổi, Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng: Trong hai

năm 2008 – 2009, Công ty đã từng bước tiếp cận nghiên cứu để ứng dụng KH&CN mới trong chế tạo kết cấu thép xây dựng nhà cao tầng. Để thực hiện kế hoạch đến năm 2015 cơ bản các sản phẩm xây lắp do Công ty thực hiện được ứng dụngcông nghệ xây dựng mới. Công ty bắt đầu từ việc thành lập đơn vị nghiên cứu KH&CN; Quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp. Đây cũng là thời điểm Luật thuế TNDN được sửa đổi cho phép các doanh nghiệp được trích lập tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Đây nguồn vốn quý báu để thực hiện ĐMCN xây dựng tại doanh nghiệp song để nghiên cứu thành công một một công nghệ xây dựng và áp dụng vào thực tế với thời gian 5 năm thì quá khó khăn cho doanh nghiệp - Vì một công trình xây dựng bình quân đã mất khoảng 3- 4 năm chưa tính thời gian nghiên cứu ĐMCN.

- 65 -

Nhƣ vậy, có thể thấy các DNNVV khó có thể trông cậy vào Quỹ Phát triển KH&CN tại doanh nghiệp với nguồn vốn nhỏ nhoi trích từ lợi nhuận trƣớc thuế. Vấn đề cần bàn ở đây là ngoài Quỹ này ra, các DNNVV còn phải huy động tiền cho phát triển KH&CN của chính mình từ đâu.

2.2.1.3.Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhìn lại chặng đƣờng 10 năm hoạt động trở lại đây, cho thấy khu vực DNNVV đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, khó khăn lớn có tính phổ biến và kéo dài đối với cộng đồng DNNVV là sự eo hẹp về nguồn vốn - một động lực, đòn bẩy quyết định của quá trình đổi mới công nghệ, mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất, kinh doanh làm ra nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thời gian qua, Nhà nƣớc đã nỗ lực tìm mọi cách, dành nhiều nguồn lực để hỗ trợ DNNVV, nhƣ trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng ở nhiều địa phƣơng; hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trƣờng; hỗ trợ pháp lý, tiếp cận thông tin… Tuy vậy, so với nhu cầu, tổng nguồn vốn đƣợc hỗ trợ còn quá ít do NSNN còn eo hẹp. Nguồn lực tài chính có hạn còn khiến hệ thống tổ chức xúc tiến phát triển DNNVV từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đến nay mới chỉ hình thành bƣớc đầu, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh nƣớc ta đã trở thành thành viên WTO.

Thực tế, Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 quy định các chính sách trợ giúp và quản lý nhà nƣớc về trợ giúp phát triển DNNVV đƣợc Chính phủ ban hành mới đây cũng có quy định đối với việc thành lập Quỹ Phát triển DNNVV. Quỹ này không chỉ để tài trợ các chƣơng trình trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV mà còn chú trọng hỗ trợ các hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện

- 66 -

với môi trƣờng; Đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; Phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là các chủ doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu, xây dựng đƣợc các dự án kinh doanh tốt. Việc này Nhà nƣớc không thể làm thay.

Theo ghi nhận ý kiến của một số doanh nghiệp cho thấy, không ít doanh nghiệp lo ngại khi mà Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV cũng đang đƣợc duy trì, song thực tế hoạt động lại không có hiệu quả. Nguyên nhân là nguồn vốn dành cho Quỹ không nhiều và không ổn định, cơ chế cho vay chƣa rõ ràng giữa đơn vị bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng. Không ít trƣờng hợp đơn vị bão lãnh xác nhận dự án đủ điều kiện đƣợc vay nhƣng tổ chức tín dụng giải ngân chậm khiến doanh nghiệp bị lỡ mất cơ hội đầu tƣ. Cơ chế cho vay quá phức tạp đã khiến các DNNVV không mấy mặn mà với Quỹ.

Nữ, 50 tuổi, Vụ kinh tế kế hoạch Bộ xây dựng: Có đầy đủ nguồn lực tài chính để biến lợi thế, tiềm năng thành hiện thực. Dù là vốn tự có, vốn được hỗ trợ hoặc vay lãi xuất thấp… đều là những đòn bẩy, động lực lớn giúp doanh nghiệpbứt phá, tăng tốc đi lên thông qua sự quản lý, điều hành năng động, phù hợp, hiệu quả của con người. Hiện tại các điều kiện và cơ hội thành lập Quỹ phát triển DNNVV Việt Nam đã đầy đủ và đang cận kề. Đề án xây dựng và cơ chế quản lý điều hành Quỹ đã được các bộ, ngành chức năng xem xét, trình Chính phủ để quyết định thực hiện. Kỳ vọng động lực phát triển mới sẽ sớm đến với cộng đồng DNNVV Việt Nam, hứa hẹn những mùa bội thu góp phần làm giàu đất nước

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)