Công nghệ xây dựng 4 1-

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 41)

9. Cấu trúc của luận văn 13-

1.3.3. Công nghệ xây dựng 4 1-

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cũng nhƣ các ngành kinh tế khác của cả nƣớc, các doanh nghiệp ngành xây dựng đang đứng trƣớc những thách thức to lớn. Để tồn tại và phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là phải nâng cao sức cạnh tranh, bằng việc áp dụng đồng bộ cải tiến cơ chế quản lý cùng với cải tiến kĩ thuật, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tối đa năng lực nội sinh.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả không có tham vọng tổng kết một cách đầy đủ các thành tựu KH&CN trong ngành xây dựng, mà chỉ xin đƣợc điểm qua một số kết quả khả quan và đáng ghi nhận của một số đơn vị nghiên cứu KH&CN khác cũng nhƣ các doanh nghiệp trong ngành đã triển khai và đạt đƣợc.

Trong lĩnh vực xi măng - bê tông

Ngoài xi măng poóc-lăng (PC) và xi măng poóc-lăng hỗn hợp (PCB) hiện đƣợc ngành xi măng nƣớc ta sản xuất, thị trƣờng xây dựng còn có nhu cầu đối với nhiều loại xi măng (XM) đặc biệt. Theo hƣớng này những năm qua Viện Vật liệu xây dựng không ngừng nghiên cứu phát triển các loại XM đặc biệt nhƣ XM bền sun-phát thƣờng, XM bền sun-phát cao, XM giếng khoan dầu khí, XM mác cao,… Năm 2005 đánh dấu việc hoàn thành các công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất XM ít toả nhiệt sử dụng cho các công trình bê tông khối lớn (thủy điện, thủy lợi, …) và công trình nghiên cứu công nghệ sản xuất XM bền sun-phát mác cao sử dụng cho các công trình xây dựng ở vùng biển.

Bê tông tính năng cao mác cao đƣợc Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu trong khuôn khổ dự án hợp tác với Viện hàn lâm VLXD Trung Quốc (CBMA). Kết quả đã nghiên cứu xác định công nghệ chế tạo và ứng dụng vào công trình xây dựng bê tông tính năng cao mác từ 800 đến 1000.

Các loại bê tông đặc biệt khác nhƣ bê tông đầm lăn, bê tông cốt sợi hữu cơ, vữa tăng cứng bề mặt dùng cho các sàn công nghiệp đã đƣợc Viện

- 42 -

KH&CN xây dựng nghiên cứu phát triển và đƣa vào ứng dụng.

Trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng - thuỷ tinh - vật liệu chịu lửa

Ngành gốm sứ xây dựng đang ở trong tình trạng khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ và sức cạnh tranh của sản phẩm. Những nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới năm qua tập trung vào mục tiêu nội địa hóa một số vật tƣ kỹ thuật, thiết bị để giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm vào sản xuất các sản phẩm cao cấp: công nghệ sản xuất bột màu cho gạch gốm ốp lát đã đƣợc Viện VLXD nghiên cứu và hoàn thiện, tiến tới từng bƣớc thay thế sản phẩm nhập khẩu; Việc sử dụng vật liệu Nano trong men sứ vệ sinh nhằm tao cho sản phẩm khả năng chống bám bẩn, kháng khuẩn đã đƣợc nghiên cứu thử nghiệm và áp dụng tại các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh nhƣ Toto, Casear, Việt Trì; Công trình nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ lò nung thanh lăn sản xuất gạch gốm ốp lát đã đƣợc Tổng Công ty Viglacera thực hiện thành công, đang hoàn thiện và nhân rộng. Đây là bƣớc tiến lớn trong việc nội địa hóa thiết bị công nghệ ngành gốm sứ xây dựng.

Công nghệ sản xuất kính dán an toàn nhiều lớp, kính tôi đang đƣợc một số doanh nghiệp nhập khẩu và đầu tƣ sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong xây dựng nhà cao tầng và các phƣơng tiện giao thông.

Trong lĩnh vực vật liệu hữu cơ, vật liệu tổ hợp và hóa phẩm xây dựng

Vật liêu composit ngày càng tìm đƣợc nhiều ứng dụng trong đời sống. Các nghiên cứu mới đây của Trung tâm Polimer – Trƣờng ĐH Bách khoa Hà Nội đã đƣa vật liệu này vào ứng dụng làm các dải phân cách cho đƣờng giao thông ở Hà Nội và các thành phố lớn khác.

Việc tận dụng các phế thải trong quá trình luyện than cốc để chế tạo phụ gia siêu dẻo dùng cho bê tông đƣợc Viện VLXD thực hiện thành công. Sản phẩm có tính năng sử dụng tƣơng đƣơng phụ gia siêu dẻo chính phẩm trên thị trƣờng. Kết quả này có ý nghĩa cả về khía cạnh công nghệ vật liệu và cả khía cạnh bảo vệ môi trƣờng.

- 43 -

Việc tận dụng các phế thải công nghiệp, chất thải rắn đô thị làm VLXD gần đây đƣợc quan tâm đặc biệt và bƣớc đầu có một số kết quả khả quan. Các công trình nghiên cứu của Trƣờng ĐH Hàng Hải về tận dụng phế thải cao su làm gạch blốc bê tông, của Viện VLXD về sử dụng rác thải nilông làm ra vật liệu thay gỗ trong xây dựng, sử dụng phế thải nhựa PET chế tại ra keo UPE dùng làm vật liệu composit, … đã tạo ra các sản phẩm hữu ích từ các phế thải.

Nghiên cứu phát triển VLXD phục vụ nông thôn, miền núi

Trong khuôn khổ Chƣơng trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nƣớc KC - 07 về nghiên cứu KH&CN phục vụ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đề tài “Nghiên cứu lựa chọn quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất VLXD bằng nguyên liệu địa phƣơng và thi công xây dựng nhà ở, đƣờng giao thông nông thôn tại những vùng đặc thù” do Viện VLXD thực hiện đã đƣa ra đƣợc các mẫu vật liệu, cấu kiện thích hợp, thiết lập đƣợc công nghệ sản xuất và công nghệ thi công nhà ở.2

Công nghệ bê tông ứng lực trước cho sàn nhà cao tầng áp dụng là công trình Nhà điều hành Đại học quốc gia Hà Nội

So với giải pháp sàn dầm bê tông cốt thép, giải pháp trên đã tiết kiệm đƣợc 100 tấn thép (giảm gần 125 tấn thép thƣờng và sử dụng 24 tấn thép ứng lực trƣớc), khối lƣợng bê tông đƣợc giữ nguyên. Kết quả là tuy kinh phí xây dựng không thay đổi nhƣng đã tạo ra đƣợc công trình có điều kiện sử dụng tốt hơn nhờ hệ thống sàn phẳng. Đặc biệt với việc ứng dụng công nghệ bê tông ứng lực trƣớc đã làm cho tiến độ thi công công trình tăng lên.

Hệ thống cốp pha, giàn giáo đơn giản còn tạo điều kiện tiết kiệm chi phí xây dựng. Công trình đã đƣợc thi công đảm bảo chất lƣợng và tiến độ. Đây

2. TS. Nguyễn Đình Nghị (2006), Khoa học công nghệ VLXD Việt Nam - Thành

tựu đạt được năm 2005 và hướng nghiên cứu phát triển năm 2006 và những năm

- 44 -

là công trình nhà cao tầng đầu tiên có hệ thống sàn phẳng bê tông ứng lực trƣớc do các kỹ sƣ và công nhân Việt Nam tự xây dựng.

Từ những thành công trên, các nhà khoa học tiếp tục đƣa công nghệ bê tông ứng lực trƣớc vào ứng dụng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp trên phạm vi toàn quốc nhƣ Nhà máy Xi măng Bút Sơn; Cụm khoa học tự nhiên Đại học quốc gia Hà Nội; Trung tâm thƣơng mại Kim Liên; chung cƣ 27 tầng ở Khu miếu nổi - thành phố Hồ Chí Minh; công trình Trung tâm thông tin hàng hải quốc tế. 3

Công nghệ xây dựng nhà cao tầng

Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp thi công hệ kết cấu lắp dựng hệ khung thép hình bọc bê tông đƣợc sản xuất và lắp dựng sẵn. Đây là phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng thành công ở một số nƣớc trên thế giới thay cho hệ kết cấu bê tông dầm sàn toàn khối truyền thống đang đƣợc sử dụng hiện nay. Công ty CP lắp máy điện nƣớc và xây dựng đã mạnh dạn nghiên cứu áp dụng công nghệ xây dựng thi công nhà ở cao tầng sử dụng Kết cấu thép - Bê tông liên hợp và tấm sàn 3D, với mong muốn rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành xây dựng, ứng dụng vào thực tế thi công nhà ở, đặc biệt cho các dự án nhà ở xã hội. Công nghệ đang đƣợc ứng dụng tại "Dự án Nhà ở cao tầng theo công nghệ mới" - Khu tái định cƣ Phƣờng 11 - Quận 6 - TP.

Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)