Hoạt động khoa học và công nghệ ở doanh nghiệp xây dựng 57

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 57)

9. Cấu trúc của luận văn 13-

2.1.4. Hoạt động khoa học và công nghệ ở doanh nghiệp xây dựng 57

Nam, 54 tuổi, Công ty CP lắp máy điện nƣớc và xây dựng: Với tiêu chí Muốn thành công phải tìm ra được những cơ hội mới. Cơ hội không ngoài việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến mà các sản phẩm phải tạo ra phải mang dấu ấn khác biệt để có cơ hội tồn tại. Với mục tiêu đó, Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ Kết cấu thép bê tông hỗn hợp, sàn không gian 3D đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội ... nhằm kiểm soát chất lượng, thời gian thi công với chi phí phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường.

Không chỉ thiếu nhân lực khoa học, công nghệ, DNNVV cũng thiếu vốn sản xuất, vốn để ĐMCN trầm trọng. Một thực tế là việc tiếp cận với sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do doanh nghiệp tìm hiểu thông tin chƣa đầy đủ, hoặc thông tin đƣợc cung cấp từ những nguồn không chính thức, thiếu tính xác thực dẫn đến hiệu quả ứng dụng công nghệ không cao. Ngoài ra, sự lựa chọn càng khó khăn khi các DNNVV thiếu sự tƣ vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang đƣợc áp dụng trên thế giới. Đáng lƣu ý là hầu hết sự ĐMCN và ứng dụng công nghệ còn rất hạn chế. Điều này gây hậu quả không tốt đối với việc ứng dụng, chuyển giao, phổ biến công nghệ tại Việt Nam. Rõ ràng, cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhất là DNNVV với các viện nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp đang phải tự mày mò, tự ĐMCN, cải tiến sản phẩm và nếu thực trạng này tiếp tục thì đó sẽ là cản trở lớn cho sự

- 58 -

phát triển và mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam...Việc chỉ ra đƣợc những hạn chế đó, thiết nghĩ cũng đồng thời là định hƣớng để "giải" đƣợc bài toán khó.

2.1.5. Hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động

xây dựng

Theo quy luật rất tự nhiên, hầu hết DNNVV nƣớc ta đều khởi đầu và trƣởng thành từ các hộ kinh doanh cá thể. Quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng là quá trình tích lũy và đầu tƣ theo kiểu có đến đâu làm đến đó. Đây là đặc điểm có tính quyết định đến quá trình phát triển công nghệ trong các DNNVV - các DNNVV gặp rất nhiều thách thức trong việc ĐMCN, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều có thể nhận thấy ngay đƣợc là phần lớn công nghệ của ta tụt hậu ngay từ đầu, từ lúc mua sắm dây chuyền “thiết bị mới”.

Một thực tế khác là vì không biết trình độ công nghệ chung trên thế giới đến mức nào mà chỉ so với ta thì thấy tiến bộ hơn rất nhiều và các doanh nghiệp “hí hửng để mua về. Đến khi sản xuất, phải cạnh tranh trên thị trƣờng thì mới “ngã ngửa” rằng công nghệ vừa mua quá lạc hậu so với thế giới. Một số trƣờng hợp công nghệ lúc mua là loại tiên tiến nhất, nhƣng do xác định công suất quá lớn so với khả năng nguyên liệu lúc bấy giờ, cho nên 10 - 15 năm sau vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn, không có tiền ĐMCN nên thành lạc hậu. Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ chú ý đến thiết bị mà quên rằng công nghệ hàm chứa cả 4 yếu tố là: thiết bị, con ngƣời, thông tin và thiết chế. 4 yếu tố này có đồng bộ thì mới phát huy đƣợc tác dụng của công nghệ. Còn nếu chỉ chú trọng đến thiết bị thôi thì chƣa thể coi là ĐMCN đƣợc. Thiết bị chỉ đem cho doanh nghiệp từ 40-50% năng lực sản xuất. Ở ta thƣờng thấy các doanh nghiệp rất hãnh diện với dây chuyền hiện đại của mình. Nhƣng thông tin thì rất sơ sài, con ngƣời thì không đào tạo đến nơi đến chốn còn thiết chế quản lý, mua bán, chuyển giao công nghệ thì quá lỏng lẻo, trong khi các yếu tố này nhiều lúc còn quan trọng hơn thiết bị.

- 59 -

Các DNNVV hoạt động xây dựng tài chính có hạn, việc tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn rất khó khăn vì phải thế chấp nhà và đất mà nói chung là họ không có, cho nên họ không dám mơ tƣởng đến “ĐMCN”.

Có rất nhiều nhân tố cản trở đến quá trình ĐMCN, Song hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nhân tố tác động lớn nhất là thiếu vốn. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp, ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đều gặp khó khăn về vốn và huy động vốn cho đầu tƣ sản xuất kinh doanh cũng nhƣ ĐMCN. Trong khi đó, thị trƣờng vốn trung và dài hạn của Việt Nam lại chƣa phát triển, chƣa có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Một số quy định hiện hành về cho vay vốn còn bất cập hoặc đòi hỏi lãi suất cho vay quá cao nên không khả thi đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Không những thế, quy trình xin hỗ trợ cho ĐMCN còn phức tạp và kéo dài. Các chính sách, văn bản pháp luật hay văn bản hƣớng dẫn thực hiện liên quan đến các ƣu đãi cho doanh nghiệp trong quá trình ĐMCN chƣa rõ ràng và đầy đủ, cộng với thái độ làm việc tiêu cực của một số cán bộ chức năng khiến quy trình xin hỗ trợ cho ĐMCN tốn kém nhiều thời gian của doanh nghiệp.

Qua khảo sát, quá trình đầu tƣ ĐMCN của doanh nghiệp còn có thể gặp rất nhiều rủi ro nhƣ thời gian hoàn vốn kéo dài, công nghệ bị sao chép do vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chƣa đƣợc thực hiện nghiêm ngặt. Có tới 57% doanh nghiệp đánh giá nhân tố vốn - rủi ro khi đầu tƣ là cản trở lớn khi quyết định tiến hành ĐMCN.

Thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trƣờng là 2 trở ngại lớn với 70% doanh nghiệp trong việc ĐMCN. Trong một số ngành, trong đó có ngành xây dựng, nhà nƣớc đã có những hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội ngành nghề, tạp chí, sách báo chuyên ngành... Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những hỗ trợ này chƣa thực sự chú trọng đến công nghệ.

- 60 -

Nam,45 tuổi, Công ty TNHH MTV Nam khánh: Ứng dụng cái mới bao giờ cũng có những rủi ro, nhiều doanh nghiệp không muốn chịu rủi ro nên cái mới vào nước ta rất chậm. Là một doanh nghiệp, chúng tôi cũng ngại rủi ro, nhưng nếu rủi ro mà có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, thì cần chấp nhận rủi ro. Hơn nữa, nếu vượt qua được những rủi ro này, chúng tôi rất có thể nhận được những lợi ích kinh tế do công nghệ mới đem lại. Đó luôn là số phận của những người đi đầu.

Một phần của tài liệu Khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động xây dựng đổi mới công nghệ bằng công cụ tài chính (Trang 57)