Tổng Công ty Viễn thông quân đội (tên viết tắt là: Viettel), tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực thuộc Bộ Quốc phòng. Viettel là một trong những điển hình của các doanh nghiệp trong nước đang xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng.
Viettel có triết lý kinh doanh là:
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp Viettel được thể hiện thông qua tám giá trị cốt lõi. Tám giá trị cốt lõi của Viettel đó là:
1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. (Thực tiễn) 2. Trưởng thành qua những thách thức & thất bại (Thách thức) 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. (Thích ứng) 4. Sáng tạo là sức sống. (Sáng tạo)
5. Tư duy hệ thống. (Hệ thống) 6. Kết hợp Đông Tây. (Đông – Tây) 7. Truyền thống & cách làm người lính. (Người lính)
8. Viettel là ngôi nhà chung. (Ngôi nhà chung Viettel) Theo sổ tay giá trị cốt lõi Viettel, nội dung cụ thể của tám giá trị cốt lõi đó là: o Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý
- Phương châm
o Lý thuyết màu xám chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Cần có lý luận và dự đoán để dẫn dắt nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai.
o Nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động. - Hành động:
o Phương châm hành động là “dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
o Đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn. o Trưởng thành qua những thách thức và thất bại
- Phương châm
o Thách thức là chất kích thích, khó khăn là lò luyện và “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”.
o Không sợ mắc sai lầm, chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công, sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.
- Hành động:
o Người Viettel là những người dám thất bại, động viên những ai thất bại., tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh, không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó và sẽ không lặp
lại những lỗi lầm cũ.
o Phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ, thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
o Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
- Phương châm
o Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.
o Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.
o Cải cách là động lực cho sự phát triển. - Hành động:
o Tự nhận thức để thay đổi, thường xuyên thay đổi để thích ứng với môi trường thay đổi, cần biến thay đổi trở thành bình thường như không khí thở vậy.
o Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp.
o Sáng tạo là sức sống
- Phương châm
o Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là chết, hiện thực hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng ta mà của cả khách hàng.
- Hành động:
o Suy nghĩ không cũ về những gì không mới, trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất.
Viettel hàng ngày có thể sáng tạo.
o Duy trì ngày hội ý tưởng Viettel. o Tư duy hệ thống
- Phương châm
o Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, tư duy hệ thống là nghệ thuật để đơn giản hóa cái phức tạp.
o Một tổ chức phải có tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt và hệ thống làm nền tảng; một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hoá.
o Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tự nó vận hành phải giải quyết được trên 70% công việc nhưng ta cũng không để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò các cá nhân.
- Hành động:
o Xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động của mình.
o Vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề: Chỉ ra vấn đề -> Tìm nguyên nhân -> Tìm giải pháp -> Tổ chức thực hiện -> Kiểm tra và đánh giá thực hiện.
o Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là 40% -> Nói được cho người khác hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.
o Sáng tạo theo qui trình: Ăn -> Tiêu hoá -> Sáng tạo. o Kết hợp Đông Tây
- Phương châm
o Có hai nền văn hoá, hai cách tư duy, hai cách hành động lớn nhất của văn minh nhân loại. Mỗi cái có cái hay riêng có thể phát huy hiệu quả cao trong từng tình huống cụ thể. Vậy tại sao không vận dụng cả hai cách đó?
vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn. - Hành động
o Kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ thống. o Kết hợp sự ổn định và cải cách.
o Kết hợp cân bằng và động lực cá nhân. o Truyền thống và cách làm người lính
- Phương châm
o Viettel có cội nguồn từ Quân đội và người Viettel tự hào với cội nguồn đó.
o Một trong những sự khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội.
- Hành động:
o Truyền thống: kỷ luật, đoàn kết, chấp nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn, gắn bó máu thịt.
o Cách làm: quyết đoán, nhanh, triệt để. o Viettel là ngôi nhà chung
- Phương châm
o Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi người Viettel sống và làm việc. Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của công ty. Người Viettel phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.
o Mỗi người là một cá thể riêng biệt, nhưng cùng chung sống trong một ngôi nhà chung Viettel - ngôi nhà mà ta cùng chung tay xây dựng. Đoàn kết và nhân hoà trong ngôi nhà ấy là tiền đề cho sự phát triển.
- Hành động:
o Tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên, lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân, các cá nhân,
các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể.
o Mỗi người qua các thế hệ sẽ góp những viên gạch để xây lên ngôi nhà ấy. o Lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó nhưng phải luôn đặt lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.
Để truyền thông và đưa tám giá trị cốt lõi này vào thực tế, Viettel luôn áp dụng chính sách đào tạo và kiểm tra nhân viên thử việc chương trình văn hóa doanh nghiệp, kiểm tra nhân viên khi chuẩn bị nâng lương về các giá trị văn hóa và truyền thống công ty… Và cuối cùng, có thể khẳng định quá trình xây dựng văn hóa Viettel phần nào đã thu được thành công vì mỗi thành viên của tập đoàn đều thấm nhuần và thực hiện theo tám giá trị cốt lõi của Viettel.