Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Trang 40)

Các thành viên của tổ chức

Người lãnh đạo

Có thể nói người lãnh đạo, đặc biệt là người sáng lập công ty có vai trò quyết định đối với văn hóa doanh nghiệp. Người lãnh đạo công ty thiết lập ra các chuẩn mực, giá trị, quyết định cơ cấu tổ chức, biểu tượng, nghi lễ, câu chuyện… của doanh nghiệp. Theo Edgar Schein “Văn hóa doanh nghiệp bị tác động rất nhiều bởi những yếu tố cá nhân mà cụ thể là những người sáng lập”. Chẳng hạn như Wal – mart rất thành công trong lĩnh vực bán lẻ trên khắp thế giới với câu khẩu hiệu “cho tôi một W, cho tôi một A…” mang đậm dấu ấn của nhà sáng lập Sam Walton.

Sáng lập nên Vihajico gồm có bảy pháp nhân và hai thể nhân, nhưng có thể nói chủ tịch hội đồng quản trị công ty, người có ý tưởng thành lập công ty và có số vốn góp là 51%, có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa của doanh nghiệp. Vihajico vẫn trong giai đoạn đầu mới hình thành và đi vào ổn định nên vai trò của người sáng lập càng trở nên quan trọng. Xét theo sáu phong cách lãnh đạo thì chủ tịch công ty có phong cách lãnh đạo ủy thác. Phong cách lãnh đạo này được coi là tích cực và có kết quả nhất vì tạo ra được bầu không khí tích cực trong tổ chức. Mặt khác, chủ tịch hội đồng quản trị công ty tuy không phải là người có bằng cấp cao nhưng có tầm tư duy lớn, ông luôn hoài bão xây dựng công ty thành một công ty lớn ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á, xây dựng khu đô thị Ecopark thành một thành phố sinh thái đẹp nhất miền Bắc Việt Nam. Ông luôn cố gắng truyền nhiệt huyết này cho nhân viên trong công ty, và với phương châm “một người tư duy bằng mười người kinh nghiệm” và dám từ bỏ để thay đổi, ông luôn khuyến khích nhân viên của mình tư duy sáng tạo để tìm ra những hướng đi mới hiệu quả hơn. Theo khảo sát của tác giả thì có 69% số người được hỏi cho cảm thấy chủ tịch hội đồng quản trị nghiêm khắc, 62% trả lời là ông thân thiện, 38% thấy ông có phong cách trẻ

trung và chỉ 6% số người được hỏi cho rằng ông bảo thủ. Đặc điểm này là một thuận lợi để công ty lựa chọn và xây dựng tinh thần sáng tạo, năng nổ làm giá trị cho văn hóa doanh nghiệp của mình.

Nhân viên của công ty

Theo Gareth R.Jones và Jennifer M.Geroge trong quyển Contemporary Management “Nếu bạn muốn biết tại sao văn hóa tổ chức khác nhau, hãy nhìn vào cách các đặc tính của các thành viên của nó khác nhau. Tổ chức A, B và C phát triển văn hóa khác nhau vì họ thu hút, lựa chọn và duy trì những người có các giá trị, tính cách và đạo đức khác nhau”. Theo mô hình thu hút – tuyển chọn – xói mòn những người được thu hút vào một tổ chức mà có các giá trị phù hợp với họ; tương tự, một tổ chức lựa chọn những người chia sẻ các giá trị của nó. Theo thời gian, những người không phù hợp sẽ bỏ đi. Kết quả là những người ở bên trong tổ chức trở nên ngày càng giống nhau, các giá trị của tổ chức trở nên rõ nét và rõ ràng hơn, và văn hóa trở nên ngày càng khác biệt với văn hóa của các tổ chức tương tự. Vì vậy có thể nói đặc tính của các thành viên trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc duy trì và thay đổi văn hóa tổ chức.

Có thể xem xét một số khía cạnh đặc tính của nhân viên công ty Vihajico như sau:

 Giới tính

Công ty có tổng số nhân viên là 306 người, trong đó có 246 nhân viên nam và 60 nhân viên nữ, tức là số nhân viên nam chiếm tới 80% tổng số nhân viên của công ty. Do đặc thù nhiều nhân viên nam nên công ty cần lưu ý tới một số đặc trưng của nam giới như tính quyết đoán cao, thích cạnh tranh, mạnh mẽ, thích mạo hiểm, dễ dàng hòa đồng với nhau...

 Độ tuổi

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy cơ cấu nhân sự của Vihajico khá đặc trưng với phần lớn là nhân viên ở độ tuổi từ 30 đến 40 (193 người, chiếm 63%), số nhân viên dưới 30 tuổi là 80 người, chiếm 26% và số nhân viên trên 40 tuổi là

33 người, chiếm khoảng 11%. Như vậy, có thể nói, nhân viên của công ty chủ yếu là những người trẻ tuổi, là những người trẻ trung, năng động, sáng tạo nhưng lại chưa ổn định trong quyết định nghề nghiệp của mình nên có thể dễ chuyển việc hơn. Vì vậy, trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp, công ty cần lưu ý phát động các phong trào thi đua, tổ chức trò chơi, hoạt động lễ hội để phát huy tính năng động, nhiệt tình của nhân viên, đồng thời làm cho họ thêm gắn bó với công ty.

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu độ tuổi của nhân viên công ty Vihajico

Nguồn: phòng nhân sự Vihajico

 Trình độ chuyên môn

Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân viên của công ty có trình độ chuyên môn khá cao so với mức trung bình. Đặc biệt, công ty có gần 100% nhân viên văn phòng tốt nghiệp đại học. Trình độ chuyên môn của nhân viên cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng văn hóa công ty mang tính sáng tạo và chấp nhận thay đổi cao.

Nguồn: phòng nhân sự Vihajico

Tuy nhiên, thực tế là các thành viên của một tổ chức trở nên giống nhau theo thời gian và chia sẻ các giá trị giống nhau có thể cản trở khả năng của họ trong việc thích ứng và ứng phó với những thay đổi của môi trường. Điều này xảy ra khi các giá trị và chuẩn mực của tổ chức trở thành quá mạnh và thúc đẩy sự gắn kết quá nhiều trong thái độ của các thành viên đến nỗi các thành viên bắt đầu hiểu nhầm môi trường. Vì vậy, trong quá trình hình thành, duy trì và thay đổi văn hóa, công ty cần lưu ý duy trì những giá trị văn hóa tốt, đồng thời không ngừng kiểm soát để thay đổi văn hóa khi nó không còn phù hợp.

Đạo đức kinh doanh

Một tổ chức có thể phát triển có mục đích một số loại giá trị văn hóa doanh nghiệp để kiểm soát cách ứng xử của các thành viên. Một lớp giá trị quan trọng trong phạm trù này từ đạo đức kinh doanh, các giá trị đạo đức, niềm tin và các quy tắc thiết lập cách thích hợp cho một doanh nghiệp và các thành viên của nó đối xử với nhau và với những người bên ngoài doanh nghiệp. Các giá trị đạo đức dựa trên nguyên tắc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử với các bên liên quan của tổ chức một cách rõ ràng và công bằng. Các nhà quản lý và nhân viên thường xuyên đưa ra những lựa chọn về điều đúng, hay đạo đức, thứ phải làm, và để giúp họ ra các quyết định mang tính đạo đức, các nhà quản lý cấp cao ghi sâu các giá trị đạo đức có mục đích vào trong văn hóa tổ chức. Do đó, các giá trị đạo đức, và các quy tắc và các chuẩn mực tiêu biểu trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp và xác định cách các thành viên của nó sẽ giải quyết tình huống và đưa ra các quyết định như thế nào.

Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến mô hình văn hóa doanh nghiệp mà doanh nghiệp muốn theo đuổi. Chẳng hạn, với bốn mô hình văn

hóa của Trompenaars, thì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường ưu tiên sử dụng mô hình văn hóa giá đình và mô hình lò ấp trứng còn các doanh nghiệp lớn có cơ cấu chặt chẽ thường thích hợp với mô hình tháp Effiel hay tên lửa dẫn đường.

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh có tác động rất lớn tới sự xây dựng và phát triển văn hóa của mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tham gia vào ngành nghề kinh doanh khác nhau, họ sẽ có cách ứng xử khác nhau, từ đó có chuẩn mực và giá trị khác nhau. Bảng sau là tổng hợp một số đặc điểm của một số ngành nghề:

Bảng 1.8: Đa dạng văn hóa theo một số ngành công nghiệp Công nghệ Tính phổ biến – đặc thù Tính nhân cộng đồng Tính trung lập – cảm xúc Tính cụ thể - phổ biến Thành tích – Quy gán Quá khứ Hiện tại Tương lai Xây dựng 25 69 56 44 36 1,5 2,0 2,1 Ngân hàng – tài chính 60 65 56 53 41 2,2 1,9 2,0 Trường đại học 56 55 45 57 56 2,3 1,9 2,1 Phương tiện giao

thông 41 29 45 54 75 1,9 1,8 2,1 Chính phủ 36 37 75 57 25 2,0 2,0 1,8

Nguồn: Chinh phục các đợt sóng văn hóa, Fons Trompenaars và Charles Hampden – Turner, trang 409.

Hiện nay, Vihaijico chủ yếu tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh đô thị, nên có các đặc trưng cơ bản của ngành xây dựng. Theo nghiên cứu của Trompenaars và Charles Hampden – Turner thì ngành này có một số đặc trưng như sau:

• Tính phổ biến rất thấp, tính đặc thù cao tức là các công ty trong ngành này có xu hướng coi trọng các quan hệ và hoàn cảnh riêng hơn là các quy tắc, luật lệ. Chẳng hạn như định mức dự toán do Nhà nước đề ra có thể được các công ty áp dụng linh hoạt trong tình huống của mình, có thể bằng hoặc cũng có thể thấp hơn rất nhiều để đem lại lợi thế cạnh tranh. Đặc điểm này giúp công ty dễ dàng hơn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp có tính sáng tạo cao nhằm khuyến khích nhân viên của mình đề ra các giải pháp mới tiến bộ hơn để rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

• Chỉ số cá nhân của ngành xây dựng là 69, tức là ở mức khá cao, phản ánh tính cá nhân của ngành này rất cao. Vì vậy, để thành công trong việc xây

dựng văn hóa doanh nghiệp cho mình, công ty cần khuyến khích nhân viên đưa ra các sáng kiến cá nhân như trả lương theo hiệu quả công việc, đánh giá cá nhân, quản lý theo mục tiêu; tìm kiếm những nhân viên xuất sắc để khen ngợi và tạo cơ hội cho mọi người được tự do thực hiện sáng kiến cá nhân.

• Tính trung lập tương đối cao, tính cảm xúc tương đối thấp: do chủ yếu phải làm việc với máy móc và những con số, hình vẽ nên những người trong ngành này thường được coi là hơi “khô khan” hay ít thể hiện cảm xúc hơn một số ngành khác như ngành may mặc, chế tạo đồ chơi… Đặc điểm này cũng giống với đặc điểm chung của văn hóa dân tộc Việt Nam.

• Tính cụ thể thấp, tính phổ biến cao: đặc điểm này cũng giống với đặc thù của người Việt Nam. Do vậy, nhân viên của công ty có xu hướng coi trọng các mối quan hệ, địa vị nhưng lại khá khép kín về các thông tin riêng tư.

• Tính thành tích thấp và quy gán cao: trong ngành này, khi cân nhắc thăng tiến, các yếu tố quy gán được xem xet kỹ càng và có vai trò quan trọng. Các yếu tố này như là coi trọng nam hơn nữ, nhiều tuổi hơn ít tuổi, người có nhiều kinh nghiệm hơn người mới vào nghề.Vì vậy, văn hóa công ty có xu hướng coi trọng những người lớn tuổi, những người có thâm niên làm việc cao, từ đó khuyến khích nhân viên trung thành hơn với doanh nghiệp.

• Định hướng thời gian tương lai: ngành này coi trọng tương lai nhất. Vì ngành này định hướng vào tương lai nên nó quan tâm nhiều đến tự do, cơ hội và triển vọng của công ty và những người của công ty đó trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT HƯNG 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng

2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty

Tên công ty Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng

Tên giao dịch

Viet Hung Urban development and investment joint stock company

Tên viết tắt Vihajico Trụ sở

chính

Thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Văn phòng đại diện

12, Lý Đạo Hành, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 2003 bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân. Giấy phép kinh doanh số: 0503000141 (do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp).

Công ty được thành lập dựa trên sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm, năng lực của những công ty có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ, du lịch và xây dựng: Công ty cổ phần xây dựng – kiến trúc AA, Công ty Kiến trúc ATA, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nam Thành Đô, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Công ty TNHH Duy Nghĩa, Công ty TNHH thương mại

Phụng Thiên, Công ty TNHH thương mại & du lịch Nam Thanh. Cụ thể là:

Công ty cổ phần xây dựng – kiến trúc AA: là công ty thiết kế, thi công trang trí nội thất và sản xuất đồ gỗ hàng đầu Việt Nam với hơn 2000 nhân viên. AA đã từng tham gia nhiều công trình như: Hanoi Sofitel Plaza, Sheraton Hanoi Hotel, Louis Vuitton (Hà Nội); Delta Caravelle Hotel, Novotel Garden Plaza, Park Hyatt Saigon Hotel, Saigon View Apartment, An Khanh Villa, Mekong Capital Office, France – Vietnam Hospital... (TP Hồ Chí Minh)…

Công ty Kiến trúc ATA: công ty đã thực hiện nhiều dự án như Cao ốc M&C, Cao ốc Ngân Bình, Trung tâm công nghệ phần mềm FPT, Trung tâm thương mại và dịch vụ Mê Linh Square, Khu phức hợp khách sạn Kim Đô, Văn phòng Mobiphone, Công viên Suối tiên... (TP Hồ Chí Minh)…

 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nam Thành Đô: công ty đã thực hiện trên 50 dự án có quy mô đầu tư và giá trị tư vấn lớn.

 Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam: công ty đã tham gia thi công khu đô thị mới Việt Hưng, Mỹ Đình, Linh Đàm, Văn Quán, Trung Hòa – Nhân Chính; thi công trung tâm giao dịch tiền tệ ngân hàng, Khu dịch vụ văn phòng – khách sạn Kim Liên, tòa nhà Ruby Plaza, Hà Nội…

 Công ty TNHH Duy Nghĩa: hiện đang sở hữu khách sạn De Syloia, nhà hàng Cây Cau và nhiều điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng thủ công, mỹ nghệ khác...

 Công ty TNHH Phụng Thiên: kinh doanh đồng hồ là sản phẩm chủ đạo.

 Công ty TNHH thương mại và du lịch Nam Thanh: Kinh doanh máy xây dựng, cần cẩu, thang máy; vật liệu xây dựng: sắt thép, xi măng; cho thuê tài sản cố định

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh thì công ty tham gia các ngành nghề kinh doanh là:

Tư vấn đầu tư và phát triển đô thị

Thiết kế quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, giao thông và cơ sở hạ tầng

Tư vấn xây dựng : Khảo sát và thiết kế công trình, tư vấn đấu thầu, giám sát thi công

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Xây lắp đường dây và trạm biến áp điện 35KV

Mối giới và kinh doanh bất động sản

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị và cho thuê nhà

Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch

Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách

Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng, đồ dùng gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ

Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa

Hiện nay, công ty đang tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị Ecopark, các hoạt động kinh doanh còn lại sẽ được công ty vận hành trong tương lai.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w