Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các công ty Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Trang 79)

Nhật Bản

Khi đi sâu nghiên cứu văn hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản thì có thể rút ra được nhiều bài học quý báu cho quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói chung và văn hóa Vihajico nói riêng. Có thể tóm lại một số nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản là:

Triết lý kinh doanh

Có thể nói hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều có triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh có ý nghĩa giúp cho nhân viên công ty có thể trả lời cho các câu hỏi quan trọng: “Công ty này tồn tại vì cái gì? Tiến hành công việc kinh doanh này với mục đích gì và theo cách nào?”. Thông qua triết lý kinh doanh, các doanh nghiệp Nhật Bản truyền tải và tôn vinh các giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản luôn đi kèm với quan niệm phát triển doanh nghiệp không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì phục vụ con người, phát triển đất nước.

Các hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp điển hình: - Phát huy tính tích cực của nhân viên

Quan niệm của người Nhật là: “Trong bất kỳ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim, nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên”. Chính quan niệm này đã khiến cho các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến con người, coi đào tạo và phát triển nhân viên là đầu tư chứ không phải chi phí, tìm nhiều giải pháp để phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân viên.

- Tinh thần công ty như một cộng đồng

Tinh thần này được thể hiện trên những phương diện sau:

+ Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực.

+ Tổ chức như một con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung. + Anh làm được gì cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai

+ Sự nghiệp và con đường công danh của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nghiệp

+ Mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp, vui buồn với thăng trầm của doanh nghiệp.

+ Triết lý kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh.

- Hoạt động đào tạo và sử dụng con người

đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Khi hoạch định chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng con người là khâu trung tâm. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức đào tạo nhưng chú trọng chủ yếu vào các hình thức đào tạo bên trong doanh nghiệp và mang tính thực tiễn cao. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng ưu tiên luân chuyển và thăng tiến trong nội bộ doanh nghiệp để nhân viên hiểu rõ vị trí công việc và doanh nghiệp, tạo mối liên hệ mật thiết giữa các nhân viên và tạo động lực lao động cho các thành viên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Trang 79)