Học sinh tiểu học có niềm tin hồn nhiên (cả tin) Các em tin vào thầy cô, bạn bè, tin vào mình, tin vào sách báo, vào thầy cô, nhà trường và xã hội Niền tin này còn cảm tính,

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 37)

tin vào mình, tin vào sách báo, vào thầy cô, nhà trường và xã hội. Niền tin này còn cảm tính, chưa có lí trí soi sáng. Giáo viên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em, không nên quá khắt khe làm học sinh sợ mà nói dối. Yêu cầu của giáo viên phải thống nhất, lời nói đi

đôi với việc làm. Nhiệm vụ của nhà trường và gia đình là giáo dục thế nào để các em dần dần hết “ngây” nhưng vẫn còn giữ được chất “thơ”.

 Học sinh tiểu học có tính hay bắt chước. Các em thích bắt chước hành vi, cử chỉ… của các nhân vật trong phim ảnh, tranh chuyện, của người lớn… Do trình độ nhận nhận còn hạn chế nên các em thường hay bắt chước một cách không phê phán (cả cái tốt và cái xấu). Vì thế, trong giáo dục giáo viên cần chú ý nêu những tấm gương cụ thể, gần gũi cho các em học tập, mặt khác cũng chý ý đến mặt tiêu cực của việc bắt chước.

 Học sinh tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển:

- Các quá trình tâm lí có chủ định hình thành và phát triển đạt trình độ mới.

- Nhờ hoạt động học được tổ chức một cách khoa học mà học sinh tiểu học hình thành cơ sở ban đầu của kiểu tư duy mới (TD khoa học). Đó là tiền đề tốt cho trẻ hình thành mối quan hệ có tính sáng tạo đối với thế giới xung quanh

- Khả năng phát triển của trẻ còn bỏ ngỏ. Tất cả phụ thuộc vào việc các em hoạt động như thế nào và người lớn tổ chức cho các em hoạt động ra sao.

Để thúc đẩy sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học, giáo viên cần chú ý:

- Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động học chứ không phải là nhồi nhét kiến thức cho HS (các em tự cầm bánh ăn thì mới tiêu hoá được ). Cần quan tâm đến việc dạy trẻ học cách học chứ không phải chỉ quan tâm đến việc dạy hết bài, đủ bài. Học sinh không có cách học sẽ không thể lĩnh hội được tri thức.

- Bồi dưỡng khả năng tư duy cho học sinh ( hướng dẫn HS sử dụng có hiệu quả các thao tác tư duy bằng cách đặt câu hỏi: như thế nào? Tại sao? So sánh sự giống và khác nhau … Tóm tắt bài toán, tìm những ví dụ ngoài SGK…).

- Chỉ chú ý đến trình độ chung mà không chú ý đến từng loại đối tượng sẽ không phát huy được khả năng của mỗi học sinh.

- Thay đổi cách nghĩ, cách đánh giá trẻ em, không được lấy bản thân mình làm “thước đo” để đánh giá học sinh.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w