trung học, cao đằng, đại học và cơ sở sản xuất nơi học sinh đến làm việc sau khi tốt nghiệp.
2.2. Mục đích
Mục đích chủ yếu của công tác hướng nghiệp là phát hiện, phát triển và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, định hướng đi vào những nghề mà Nhà nước đang cần nhân lực.
2.3. Nội dung
Nội dung chủ yếu của công tác hướng nghiệp bao gồm 4 vấn đề cơ bản là định hướng, tư vấn, giám định, tuyển chọn, giáo dục đào tạo tuyên truyền nghề. Làm cho học sinh hiểu một số kiến thức cơ bản về nội dung lao động của các nghề khác nhau và những yêu cầu của các nghề đòi hỏi con người cần phải có. Nội dung hướng nghiệp được phản ánh trong sơ đồ tam giác hướng nghiệp do giáo sư K.K.Platonov xác định như sau:
Công tác hướng nghiệp được chia thành 4 giai đoạn:
- Giáo dục và tuyên truyền nghề: mục đích làm cho học sinh làm quen với nghề, hình thành cho các em hứng thú với nghề và tự giác đi vào những nghề mà xã hội đang cần nhân lực. Đây là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Song vai trò chủ yếu ở giai đoạn này vẫn là những tác động hướng nghiệp ở trường phổ thông. Trường dạy nghề tiến hành hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc tham quan xưởng trường, hoặc giúp trường phổ thông xây dựng chương trình giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
- Tư vấn nghề: đó là một hệ thống các biện pháp tâm lý sư phạm,y học nhằm phát hiện, đánh giá năng lực thanh niên với mục đích giúp họ chon nghề phù hợp vớinguyện vọng, năng lực của cá nhân và yêu cầu của Nhà nước.
- Tuyển chọn nghề: mục đích là xác định sự phù hợp của con người đối với một nghề, một lĩnh vực lao động nào đó. Công việc này được thực hiện khi học sinh mới vào trường nghề hoặc trước khi phân nghề theo lớp.
- Thích ứng nghề: đưa dẫn học sinh vào lao động nghề nghiệp, biến học sinh thành cán bộ hoặc công nhân có tay nghề. Thích ứng nghề diễn ra theo ba bước:
+ Học sinh làm quen với trường dạy nghề: các em được làm quen với toàn bộ khung cảnh của nhà xưởng. Ở các em hình thành sự tự đánh giá việc học nghề có đúng không. Các
Gíao dục- đào tạo nghề Và tuyên truyền nghề
Tuyển chọn nghề Tư vấn nghề Nhân cách, năng lực cá nhân
Thế giới nghề và
em suy tưởng về tương lai, những ước mơ sẽ được thay thế bằng niềm tin và hy vọng mới. Trong học sinh diễn ra cuộc đấu tranh động cơ mạnh mẽ giữa những mong muốn cũ và ước mơ mới. Giai đoạn tùy thuộc vào sự đón tiếp khi các em mới đặt chân vào trường dạy nghề, tùy thuộc vào ý tưởng của các em được hình thành trong những giờ học đầu tiên, tùy thuộc vào những nền nếp tổ chức của nhà trường và nơi thực tập tay nghề.
+ Học sinh nắm vững nghề nghiệp thông qua học các môn văn hóa kỹ thuật chuyên môn và thực hành sản xuất tại xưởng trường. Đây là giai đoạn lâu dài và rất quan trọng vì cái quy định là những thành công hay thất bại trong học tập và luyện tay nghề. Thành công lớn sẽ làm cho các em phấn khởi đi sâu vào nghề, thất bại sẽ làm cho các em chán nản, thậm chí có thể bỏ nghề. Tất cả các điều này lại phụ thuộc vào việc người giáo viên có quan tâm đến những thành công hay thất bại của học sinh hay không, tùy thuộc vào tài khéo léo ứng xử sư phạm và khả năng điều khiển trạng thái tâm lý của các em.
+ Đưa học sinh vào môi trường làm việc tại các cơ sở sản xuất: giai đoạn này bắt đầu từ lúc đi thực tập cho đến khi làm người công nhân thực sự. Nhưng trong học nghề tay nghề của các em có thể làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, đôi khi còn phạm sai lầm. Từ đó nảy sinh ý thức bình đẳng và bất bình đẳng khi rèn tay nghề với những người xung quanh. Những suy nghĩ ấy đã làm phức tạp hơn quá trình thích ứng nghề ở giai đoạn này. Vì thế, các em có yên tâm với nghề hay không, có yêu mến tập thể mới hay không chủ yếu là tùy thuộc vào sự đào tạo, giáo dục của trường dạy nghề và thái độ đối xử bình đẳng, phân công hợp lý của tập thể lao động mới.
Câu hỏi ôn tập
1. Đạo đức là gì ? Thế nào là hành vi đạo đức ? Các tiêu chuẩn của hành vi đạo đức? 2. Phân tích những con đường giáo dục đạo đức cho học sinh?
3. Quan niệm của anh (chị) về học sinh chưa ngoan và biện pháp giáo dục chúng? 4. Tại sao phải hướng nghiệp cho học sinh? Anh (chị) hãy phân tích mục đích và nội dung của công tác hướng nghiệp.
Chương IV: TÂM LÝ HỌC NGƯỜI THẦY GIÁO A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Người học trình bày được:
- Đặc điểm lao động sư phạm và phẩm chất, năng lực của người giáo viên.
2. Kỹ năng:
Bước đầu hình thành một số kĩ năng sư phạm của người thầy giáo: KN thiết kế, KN tổ chức, KN giao tiếp sư phạm, KNDH & GD, KN tự học, tự tu dưỡng, tự hoàn thiện bản thân…
3. Thái độ:
Có ý thức tu dưỡng và rèn luyện những phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của nghề nghiệp.
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG