CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 1 Giáo dục đạo đức trong gia đình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 64)

1. Giáo dục đạo đức trong gia đình

- Gia đình là nơi mà trẻ em được sinh ra và lớn lên, là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Thông qua gia đình, các mối QHXH sẽ ảnh hưởng đến trẻ.

- Mọi sinh hoạt trong gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hình thành bộ mặt đạo đức của học sinh: Nền nếp sinh hoạt trong gia đình ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của trẻ; thái độ và quan hệ của những người trong gia đình với nhau, với những người xung quanh ảnh hưởng đến thái độ và tình cảm của các em; bộ mặt đạo đức của cha mẹ ảnh hưởng đến việc hình thành những nét tính cách của con cái ho; quan điểm và biện pháp giáo dục con cái của gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm và niềm tin đạo đức ở trẻ.

- Gia đình có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục tình cảm cho con em lứa tuổi học sinh tiểu học, ưu thế đó có phần giảm hơn đối với lứa tuổi học sinh THCS, vì lứa tuổi này các em đã tham gia vào đời sống xã hội (trước hết là tập thể) nhiều hơn, tính tự lập ở họ cũng phát triển hơn.

Gia đình có ảnh hưởng tích cực và cũng có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục đạo đức cho con em mình.

Để việc giáo dục con cái trong gia đình có hiệu quả, các bậc cha mẹ phải:

- Xác định rõ ràng, đúng đắn mục đích của việc giáo dục đạo đức cho con em mình. - Ý thức sâu sắc rằng, đạo đức của bản thân họ chính là yếu tố quyết định đạo đức của con cái họ. Mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ăn mặc, cách biểu lộ cảm xúc, thái độ của cha mẹ đối với những người xung quanh… đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến đạo

đức của trẻ. Do đó các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc với bản thân, kiểm soát từng hành vi cử chỉ của mình và có thái độ, phong cách đúng đắn trong sinh hoạt gia đình. Đó là phương pháp giáo dục đạo đức cho con cái đầu tiên và quan trọng nhất.

- Theo dõi sát sao những hành vi cử chỉ của trẻ, kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quan niệm và hành vi của con em. Đặc biệt cha mẹ cần giáo dục sao cho các em hiểu, kịp thời nhận ra và chống lại những tác động tiêu cực của môi trường, tạo được hàng rào “miễn dịch” đối với các tác động xấu của môi trường xung quanh. Nhất là đối với lứa tuổi học sinh THCS, vì trẻ em trong độ tuổi này chịu ảnh hưởng rất lớn từ bạn bè.

- Cha mẹ luôn là tấm gương sáng về mặt đạo đức để con cái mình noi theo.

2. Giáo dục đạo đức trong tập thể lớp học.

- Lớp học là tập thể được tổ chức khá chặt chẽ, có tính mục đích, tính giáo dục.

- Trong tập thể lớp hoạt động và các ý kiến của cá nhân đều được tập thể kiểm tra, đánh giá, được chấp nhận hoặc bị phê phán thông qua dư luận tập thể, qua đó cá nhân có thể tự điều chỉnh sự nhận thức các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức của bản thân cho phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội.

Vì thế, con đường cơ bản để giáo dục đạo đức cho học sinh là “giáo dục trong tập thể, bằng tập thể và thông qua tập thể”. Xây dựng tập thể tốt, lành mạnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo.

Một tập thể học sinh tốt (tập thể lành mạnh) là tập thể có những đặc điểm sau:

- Có mục đích thống nhất.

- Có tinh thần trách nhiệm trước nhà trường và xã hội. - Có yêu cầu chặt chẽ đối với mọi thành viên.

- Mọi thành viên phải phục tùng ý chí của tập thể, tuân theo sự lãnh đạo thống nhất và được bình đẳng trước tập thể.

Để xây dựng một tập thể lành mạnh, giáo viên cần:

- Có uy tín và kỹ năng xây dựng tập thể HS theo mục tiêu và kế hoạch xác định.

- Có khả năng làm cho dư luận của những tập thể khác nhau có sự thống nhất cơ bản về cùng một vấn đề như nhau.

- Biết hướng dư luận của tập thể học sinh một cách có chủ định và biết dập tắt những dư luận thất thiệt không có lợi cho giáo dục đạo đức.

3. Tự giáo dục.

Tự giáo dục là hành động tự giác, có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức, đồng thời củng cố những hành vi đạo đức của mình, góp phần tích cực hình thành và phát triển nhân cách.

Tự giáo dục là con đường chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân học sinh.

Đối với học sinh:

- Phải nhận thức được bản thân mình, đánh giá đúng mình, luôn có thái độ phê phán nghiêm túc những hành vi đạo đức của chính mình.

- Phải có định hướng về cuộc sống tương lai, về lí tưởng của đời mình.

- Phải có những phẩm chất ý chí mạnh, có bản lĩnh (nghị lực) để tiến hành tự tu dưỡng liên tục và hệ thống.

- Việc tự tu dưỡng của cá nhân phải được tập thể giúp đỡ, được dư luận tập thể đồng tình và ủng hộ, được giáo viên hướng dẫn, đánh giá và uốn nắn thường xuyên.

- Học sinh phải có nhu cầu (động cơ) tự hoàn thiện mình (có động cơ tốt đẹp, mang ý nghĩa xã hội cao cả).

Đối với giáo viên:

- Nắm vững mục đích, phương pháp và cách tổ chức tự tu dưỡng của các em, hướng dẫn các em lập kế hoạch tự tu dưỡng.

- Phải làm cho học sinh hiểu rằng sự tự tu dưỡng phải diễn ra trong quá trình hoạt động thực tiễn mới đem lại kết quả.

- Làm cho học sinh hiểu rằng tự kiểm tra, tự đánh giá thường xuyên là việc làm không thể thiếu để tự tu dưỡng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w