Giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay. Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên phải:
1. Hiểu học sinh đây vừa là mục đích, vừa là phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục và dạy học của người thầy giáo. và dạy học của người thầy giáo.
Sự hiểu biết về thế giới nội tâm của học sinh giúp giáo viên gần gũi học sinh, có những biện pháp tác động thích hợp nhờ vậy công tác giáo dục học sinh có hiệu quả cao.
Để hiểu học sinh, giáo viên phải yêu mến, tôn trọng và gần gũi học sinh, tạo được ở học sinh sự tin tưởng, thân thiết, cởi mở trong quan hệ với thầy.
2. Cung cấp những tri thức đạo đức cho học sinh
Đây là khâu quan trọng của giáo dục đạo đức. Việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, thái độ phải có… sẽ làm cho đạo đức của học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó các em có thể nhận biết được thiện - ác, tốt – xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, ti tiện.
Việc trang bị cho học sinh những tri thức đạo đức không chỉ được thực hiện qua các giờ học đạo đức, các giờ giáo dục công dân, mà các môn học khác trong nhà trường cũng phải góp phần cung cấp tri thức đạo đức cho học sinh, nhất là các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
3. Giúp học sinh biến tri thức đạo đức thành miền tin và tình cảm đạo đức, đồng thời chú trọng hình thành hành vi và thói quen đạo đức thời chú trọng hình thành hành vi và thói quen đạo đức
Muốn biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức phải :
- Tìm mọi cách tác động đến tình cảm và ý chí học sinh. Như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện, tập cho các em xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống, tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực.
- Làm cho học sinh thấm nhuần hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội đương thời để trẻ biết ứng xử chuẩn xác trong những tình huống phức tạp.
- Coi trọng đúng mức việc làm nảy sinh nhu cầu đạo đức, tình cảm đạo đức và động cơ đạo đức trong sáng ở học sinh.
4. Tận dụng tác động tâm lý của nhóm, tập thể, gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cho học sinh
Để tận dụng tác động tâm lý của nhóm, tập thể đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cần chú ý :
- Các hoạt động của nhóm (tập thể) phải nhằm vào lợi ích của xã hội, tập thể, nhóm và của từng thành viên.
- Nội dung và hình thức hoạt động phải chứa đựng những quan hệ xã hội tiến bộ, tích cực, các chuẩn mực đạo đức mang đậm bản sắc dân tộc, được thể hiện thành hệ thống, qui phạm đạo đức được thực hiện thống nhất trong nhóm , tập thể, đồng thời phải phù hợp với năng lực, lứa tuổi tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển hết bản sắc riêng.
Ví dụ: tổ chức cho học sinh tham gia các buổi sinh hoạt theo chủ đề, các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, truyền thống, các hoạt động xã hội – từ thiện…
- Chú ý đến quan hệ liên đới trách nhiệm trên cơ sở có tính đến năng lực, phẩm chất của từng học sinh.
- Tôn trọng sự tự quản của các em để phát triển sáng kiến, óc tổ chức trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm xây dựng nhóm, tập thể. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh biết tự rèn luyện, tự giáo dục. Đây là hình thức cao nhất của tự giáo dục.
- Biết tìm ra các tình huống trong cuộc sống thực để các em lựa chọn giải pháp, phân tích, phê phán, cổ vũ, cuối cùng giáo viên mới đưa ra kết luận. Cách làm này có sức khoan sâu, lắng đọng trong tâm hồn các em.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh cho học sinh
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế việc giáo dục học sinh đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lực lượng, đoàn thể xã hội, sự quan tâm sâu sắc của mọi người trong toàn xã hội.
Từ lâu Bác Hồ đã chỉ ra “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù có tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Vì thế, mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng ba môi trường giáo dục.