1. Khái niệm chú ý
Là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.
- Chú ý là một trạng thái tâm lí “đi kèm các hoạt động tâm lí khác, giúp cho các hoạt động tâm lí đó có kết quả.
- Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của chú ý là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó đi kèm
=> Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức.
2. Các loại chú ý
- Chú ý có chủ định: là loại chú ý có mục đích định trước và có sự nỗ lực của bản thân.
Chú ý có chủ định có liên quan đến hệ thống tín hiệu thứ 2, ý chí, tình cảm, xu hướng của cá nhân.
- Chú ý không chủ định: là chú ý không có mục đích tự giác, không cần sự nỗ lực của bản thân.
Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích
- Chú ý sau chủ định: vốn là chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí, lôi cuốn con người vào nội dung và phương thức hoạt động có hứng thú đem lại hiệu quả cao.
3. Các phẩm chất của chú ý
- Sức tập trung chú ý: khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp cần thiết cho hoạt động lúc đó. Số lượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
- Sự bền vững của chú ý: khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hay một số đối tượng của hoạt động. Ngược với độ bền vững là độ phân tán chú ý, phân tán diễn ra theo chu kì gọi là sự dao động chú ý.
- Sự phân phối chú ý: khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định.
- Sự di chuyển chú ý: khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Là sức chú ý được thay thế có chủ định.