CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 27)

1. Xu hướng

1.1. Khái niệm

Xu hướng là một thuộc tính tâm lí điển hình của cá nhân, bao hàm trong đó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó.

1.2. Các mặt biểu hiện của xu hướng

1.1.1. Nhu cầu

* Khái niệm: Là sự đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. *Đặc điểm:

- Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng.

- Nội dung của nhu cầu do những đặc điểm và phương thức thỏa mãn nó quy định.

- Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của động vật. - Nhu cầu của con người rất đa dạng: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. * Vai trò: Thúc đẩy hoạt động của con người, điều chỉnh xu hướng.

1.1.2. Hứng thú

* Khái niệm : Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa với cuộc sống , vừa có khả năngmang lại khoái cảm cho cá nhân.

* Đặc điểm: Tập trung chú ý cao, say mê hấp dẫn

* Vai trò : Làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng hiệu quả nhận thức và sức làm việc.

1.1.3. Lí tưởng

* Khái niệm : Là mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

* Đặc điểm:

- Biểu hiện của nhận thức sâu sắc, tình cảm mãnh liệt và ý chí cao. - Vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.

* Vai trò:

- Là động cơ đặc biệt chủ yếu, cơ bản nhất của nhân cách. - Xác định mục tiêu chiều hướng phát triển của cá nhân. - Điều khiển, điều chỉnh sự phát triển của nhân cách.

1.1.4. Thế giới quan

* Khái niệm : Hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân. Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng.

* Vai trò: Xác định phương châm hành động của con người.

1.1.5. Niềm tin

* Khái niệm: Là sự kết tinh những quan diểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm trở thành chân lí vững bền trong mỗi cá nhân.

* Vai trò: Tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động.

2. Tính cách

2.1. Khái niệm

Là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực.

- Tính ổn định và tính linh hoạt

+ Ổn định : Thái độ hành vi ổn định trong mọi hoàn cảnh.

+ Linh hoạt: Không bất biến, luôn thay đổi trong hoán cảnh sống. - Tính điển hình và tính độc đáo

+ Điển hình : Những người sống trong cùng một điều kiện xã hội lịch sử đều có những nét tính cách giống nhau.

+ Độc đáo : Mỗi người mỗi vẻ, mang đặc điểm riêng biệt.

2.2. Cấu trúc

- Hệ thống thái độ của cá nhân (nội dung của tính cách) + Thái độ đối với tập thể và xã hội.

+ Thái độ đối với lao động. + Thái độ đối với mọi người. + Thái độ đối với bản thân.

- Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng (hình thức của tính cách).

3. Khí chất

3.1. Khái niệm

Là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng.

Kiểu Cơ sở Đặc điểm Tâm lí

khí chất sinh lí Ưu điểm Nhược điểm

Hăng hái Mạnh Cân bằng Linh hoạt Nhận thức, phản ứng nhanh, tình cảm dễ xuất hiện, vui tính, cởi mở, dễ thích nghi, hăng hái, nhiệt tình . Nhận thức, tình cảm thiếu sâu sắc, hấp tấp vội vàng, dễ nản, làm việc tùy hứng. Bình thản Mạnh Cân bằng K linh hoạt Bình tĩnh, tự chủ cao, kín đáo, nhận thức tình cảm sâu sắc, chín chắn. Chậm chạp, khó thích nghi, hay do dự nên thường bỏ lỡ thời cơ. Nóng nảy Mạnh Không Cân bằng Phản ứng nhanh mạnh, nhận tức nhanh, tình cảm mãnh liệt, hăng hái sôi nổi, dũng cảm và quyết đoán, tính tình thẳng thắn, bộc trực. Vội vàng bộp chộp, dễ tự ái,tự chủ kém, thiếu tế nhị, tính tình thất thường, liều mạng, dễ bốc nhưng cũng dễ xẹp.

Ưu tư Yếu

Nhạy cảm, kín đáo, tình cảm bền vững, hiền dịu, dễ thông cảm.

Hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, hay bi quan, chán nản, ủy mị, ít cởi mở.

4. Năng lực

4.1. Khái niệm

Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.

4.2. Các mức độ của năng lực

- Năng lực: Biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. - Tài năng: Biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.

- Thiên tài: Biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử.

4.3. Phân loại năng lực

- Theo sự chuyên môn hóa

+ Năng lực chung: Năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. + Năng lực riêng (năng lực chuyên biệt): thể hiện độc đáo các phẩm chất có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao.

- Theo mức độ phát triển + Năng lực tái tạo + Năng lực sáng tạo

Câu hỏi ôn tập

1. Phân biệt hai quá trình cảm giác và tri giác.

2. Trình bày các quy luật của cảm giác và nêu ứng dụng trong giáo dục. 3. Trình bày các quy luật của tri giác và nêu ứng dụng trong giáo dục.

4. Phân tích các đặc điểm của tư duy và nêu lên các kết luận trong việc rèn luyện tư duy của học sinh.

5. Tại sao nói tư duy là một quá trình nhận thức?

6. Trình bày các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng. 7. Trí nhớ là gì? Phân tích các quá trình cơ bản của trí nhớ. 8. Phân biệt tình cảm với xúc cảm, tình cảm với nhận thức.

9. Trình bày các quy luật của tình cảm và ý nghĩa của chúng trong giáo dục.

10. Ý chí là gì? Các phẩm chất của ý chí. Hành động ý chí và cấu trúc của hành động ý chí.

11. Trình bày các mặt biểu hiện của xu hướng.

12. Tính cách là gì? Đặc điểm của tính cách. Trình bày cấu trúc của tính cách.

13. Phân tích các loại khí chất. Nêu các biện pháp giáo dục đối với từng loại khí chất. 13. Năng lực là gì? Các mức độ và các loại năng lực

Chương I: TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trình bày được các vấn đề sau:

- Đặc điểm nhận thức, tình cảm và nhân cách học sinh tiểu học.

- Đặc điểm giao tiếp, đặc điểm nhận thức, đặc điểm tình cảm và nhân cách học sinh THCS.

- Đặc điểm nhận thức, đặc điểm nhân cách của học sinh THPT. - Đặc điểm tâm lý và nhân cách lứa tuổi học sinh học nghề.

2. Kỹ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân thành công, thất bại trong giáo dục, dạy học, giao tiếp đối với các lứa tuổi học sinh.

- Phát hiện được những sai lệch hành vi tâm lí của học sinh và những biện pháp giúp trẻ khắc phục sự sai lệch hành vi.

3. Thái độ

- Có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng những hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí của học sinh phục vụ cho công tác GD .

- Có tình cảm yêu mến học sinh và nguyện vọng cống hiến công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w