Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sợi Trà Lý (Trang 42)

IV. Thực trạng các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:

5. Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Hình thức trả lương sản phẩm của Công ty chủ yếu là hình thức trả lương khoán theo định mức (hình thức khoán tập thể và khoán cá nhân). Hình thức khoán đơn giá sản phẩm được áp dụng cho cán bộ, công nhân sản xuất toàn Công ty ở các phân xưởng đều có thể tham gia sản xuất chính hay phục vụ sản xuất chính. Phương án giao khoán khá gọn nhẹ, đơn giản, rõ ràng và dễ tính. Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa trên hợp đồng mà Công ty đã ký kết với các đối tác. Giám đốc của hai Nhà máy có trách nhiệm xây dựng phương án phân phối tiền lương cho các phân xưởng, trình Tổng Giám đốc Công ty duyệt trước khi phân phối tiền lương cho người lao động. Đơn giá tiền lương được xây dựng dựa trên các yếu tố sau:

- Điều kiện làm việc - Nội dung công việc - Yêu cầu kỹ thuật - Độ khó của công việc

* Điều kiện áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm tại Công ty:

Mọi công việc trước khi giao khoán cho người lao động phải tính toán một cách chi tiết các yếu tố như: điều kiện làm việc, máy móc, nội dung công việc, yêu cầu về cách thức thực hiện công việc, tính chất công việc. Các yếu tố này làm nền tảng cho việc xác định đơn giá tiền lương cho từng công nhân khi hoàn thành theo các chi tiết công việc.

Việc giao khoán cho các phân xưởng sản xuất được tiến hành dựa trên định mức dự toán của phòng Tổ chức hành chính. Từ đó, cán bộ tại hai Nhà máy sẽ phân công công việc cụ thể cho từng phân xưởng theo từng công đoạn của sản phẩm. Tiền lương sản phẩm tại các tổ sản xuất được tính bằng khối lượng sản phẩm mà cả nhóm hoàn thành được nghiệm thu cụ thể.

Công thức tính tiền lương sản phẩm của cả tổ:

TLTT =ĐG×Qi

Trong đó:

+ ∑TLTT: Tiền lương sản phẩm của một tổ

+ ĐG: Đơn giá tiền lương của một loại sản phẩm i + Qi: Số lượng sản phẩm hoàn thành của một tổ

trực tiếp tại hai Nhà máy sẽ chia lương cho từng công nhân trong tổ dựa vào hệ số lương cấp bậc công nhân, ngày công làm việc thực tế và hệ số hoàn thành mức. i i n i i i TT T Kb Kb T TL TL × × × = ∑ ∑ =1 Trong đó:

+ ∑TLTT : Tiền lương sản phẩm của cả tổ

+ Kbi: Hệ số lương cấp bậc công nhân của công nhân i + Ti : Số ngày công làm việc thực tế của công nhân i

- Với tiền lương sản phẩm đêm thì Công ty có quy định cụ thể mức hưởng là tăng thêm 35% đơn giá so với tiền lương sản phẩm làm ban ngày.

* Ưu điểm: Hình thức trả lương này đơn giản, dễ tính, người lao động có thể theo dõi được mức lương của mình.

* Nhược điểm: Do tiền lương sản phẩm của cả tổ được tính dựa trên đơn giá và số lượng sản phẩm làm ra, chưa thực sự kích thích người lao động nâng cao tay nghề. Bởi chưa có sự đánh giá kết quả làm việc giữa các tổ, điều này làm cho người lao động chưa thực sự nỗ lực làm việc hết mình.

6. Phụ cấp:

Ngoài tiền lương hàng tháng ra thì người lao động trong Công ty còn được hưởng thêm một số loại phụ cấp khác như: phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm… Mỗi mức phụ cấp được quy định thành văn bản cụ thể và được trả cùng kỳ với tiền lương hàng tháng của người lao động.

- Với phụ cấp trách nhiệm: tổ trưởng được hưởng mức 500.000 đồng/tháng.

- Với phụ cấp độc hại: người lao động làm việc trong môi trường độc hại được hưởng mức 3.000 đồng/công.

- Với phụ cấp công đoàn: Chủ tịch công đoàn được hưởng mức 50.000 đồng/tháng.

Số tiền phụ cấp tuy không nhiều nhưng nó cũng góp phần nâng mức thu nhập của người lao động hàng tháng lên. Nó giúp cho việc trả lương trở nên công bằng và chính xác hơn, khuyến khích người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sợi Trà Lý (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w