Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sợi Trà Lý (Trang 31)

III. Tổ chức công tác quản trị nhân lực:

3. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý:

Trà Lý:

3.1. Thu hút nhân lực:

Thu hút nhân lực đây là vấn đề mà bất kỳ Công ty nào cũng cần quan tâm trong quá trình hoạt động cũng như phát triển Công ty. Với Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý cũng vậy, đây cũng là vấn đề luôn được quan tâm và lên kế hoạch hàng năm.

Do quy mô của Công ty là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công tác tuyển dụng chưa được tổ chức một cách có hệ thống như nhiều Công ty khác. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm vừa qua cho thấy người lao động trong Công ty được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy việc hoạch định giúp Công ty thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết. Căn cứ vào tình hình sản xuất của hai nhà máy, căn cứ vào chiến lược kinh doanh của cả Công ty từ đó đưa ra kế hoạch nhân lực trong năm tiếp theo. Trưởng phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm báo cáo lại kế hoạch tuyển dụng nhân sự với Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân sự cho Công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới thường phát sinh do sự biến động về lao động trong hai nhà máy và do nhu cầu của sản xuất kinh doanh.

Sau khi đã xác định được số lượng nhân sự cần tuyển dụng, Công ty thiết kế, phân tích các công việc còn thiếu nhân sự. Từ đó xây dựng bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc đó như: trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, sức khỏe....Đó cũng chính là những yêu cầu phục vụ cho việc tuyển dụng nhân sự mới.

Quá trình tuyển dụng nhân sự mới được thực hiện thông qua việc dán thông báo tại cổng Công ty đồng thời thông báo với công nhân viên trong toàn Công ty. Tạo điều kiện tuyển chọn con em của các công nhân viên đang làm việc tại Công ty. Đây là điểm khá nổi bật được toàn thể công nhân trong Công ty ủng hộ. Trong quá trình tuyển dụng, phòng Tổ chức hành chính là nơi chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin việc của các ứng viên. Tại đây, cán bộ sẽ nghiên cứu và loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu mà Công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển.

+ Đối với vị trí làm việc tại các phòng, ban thì Tổng Giám đốc cùng với Phó Tổng Giám đốc sẽ là người phỏng vấn trực tiếp các ứng viên và đưa ra quyết định ai sẽ là người được tuyển dụng.

+ Đối với vị trí là công nhân thì có các chính sách thử việc cụ thể tại hai nhà máy. Trước khi vào làm việc tại Công ty công nhân được đào tạo, thử việc từ 1 - 2 tháng tùy theo mức độ phức tạp của công việc. Khi công nhân đã nắm được kỹ năng cơ bản để làm việc thì họ sẽ được phân công công việc. Sau quá trình đào tạo, thử việc tại Công ty nếu đáp ứng được yêu cầu của công việc thì sẽ được ký hợp đồng lao động và làm việc với đúng vị trí được tuyển dụng. Ngược lại nếu quá trình thử việc không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật hoặc trình độ chuyên môn không đáp ứng được với yêu cầu công việc thì sẽ bị sa thải.

Qua quá trình quan sát thực tế tại Công ty, tôi nhận thấy quá trình tuyển dụng được làm khá chặt chẽ vì vậy mà chất lượng của các ứng viên khá tốt, đáp ứng được với yêu cầu của công việc. Hầu như những người sau khi thử việc tại Công ty thì đều được ký hợp đồng lao động. Tổng Giám đốc là người ra quyết định tuyển dụng cuối cùng và ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động được tuyển dụng.

3.2. Sử dụng nhân lực:

Do công tác tuyển dụng làm khá chặt chẽ nên trong quá trình sử dụng nhân lực đem lại hiệu quả khá khả quan. Số lượng lao động tuyển dụng được làm đúng vị trí, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chính điều này làm cho năng suất lao động được đảm bảo, đạt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra.

Hàng tháng, Công ty luôn có một buổi bình xét xếp loại lao động. Kết quả của buổi bình xét này là một trong những tiêu chí để bình xét, thăng chức cho công nhân viên. Công ty coi thành quả lao động là cơ hội để thăng tiến, đây chính là tiêu chí chính xác nhất, đồng thời tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

3.3. Đánh giá thực hiện công việc:

Công ty thực hiện đánh giá kết quả làm việc của công nhân viên thông qua việc hoàn thành sản lượng đã đặt ra từ trước. Hiệu quả công việc cao được thể hiện qua chất lượng và số lượng sản phẩm làm ra. Công ty còn xây dựng các tiêu chí để kiểm định chất lượng sản phẩm. Việc đánh giá như trên có ưu điểm lớn đối với các nhà quản lý trong việc lượng hóa chất lượng làm việc của công nhân viên. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm nhất định đó là các đặc trưng công việc theo từng bộ phận bị bỏ qua. Điều này làm cho việc đánh giá thực hiện công việc chưa thực sự chính xác và công bằng đối với tất cả mọi người lao động trong Công ty. Kết quả đánh giá thực hiện công việc chính là căn cứ để xếp loại thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.

3.4. Thù lao phúc lợi:

Có thể nói thù lao phúc lợi luôn là vấn đề mà mỗi người lao động đều quan tâm. Với Công ty Cổ phần Sợi Trà Lý cũng vậy, luôn có các chính sách quan tâm tới người lao động, khuyến khích để họ yên tâm làm việc. Mức lương mà người lao động nhận được dựa trên khối lượng sản phẩm mà họ làm ra và đơn giá sản phẩm mà Công ty quy định. Công ty có xây dựng quy chế trả lương cụ thể, tuy nhiên ngoài những mặt ưu điểm thì nó cũng có những mặt hạn chế nhất định. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau của bài báo cáo.

Ngoài ra, Công ty cũng nhận thức rõ được vấn đề đó là: “Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tốt công tác thi đua và khen thưởng sẽ tạo ra khí thế thi đua lao động sôi nổi nhằm hoàn thành nhiệm vụ từng thời kỳ và cả năm của Công ty”. Công ty tổ chức các phong trào thi đua theo từng đợt và thường xuyên. Căn cứ vào nhiệm vụ từng thời kỳ: tháng, quý,…. ban thi đua Công ty phối hợp với các tổ chức đoàn thể xây dựng các chỉ tiêu thi đua và mức khen thưởng cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng các chính sách thưởng như: thưởng cuối năm, thưởng các ngày lễ, thưởng đột xuất…

- Thưởng cuối năm: Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà ban lãnh đạo Công ty sẽ đưa ra mức thưởng cụ thể cho từng người.

- Thưởng các ngày lễ: Công ty luôn có những mức thưởng cho cán bộ công nhân viên trong các ngày lễ lớn nhằm khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của họ.

- Thưởng đột xuất: Hình thức thưởng này được áp dụng với những người có những đóng góp, sáng kiến hay hoặc năng suất vượt mức cao.

3.5. Đào tạo phát triển nhân lực:

3.5.1. Đào tạo nâng cao năng lực quản trị:

Công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị được thực hiện thường xuyên hàng năm đối với các cán bộ lãnh đạo trong toàn Công ty.

Các cán bộ quản lý được cử đi học các lớp nghiệp vụ để nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn.

Các cán bộ thuộc bộ phận kế toán, kinh doanh của Công ty được cử đi học các lớp phát triển thị trường, tham gia các khóa học để nắm bắt được sự thay đổi trong các quy định của Nhà nước.

3.5.2. Đào tạo nâng cao tay nghề:

Hàng năm, Công ty đều lên kế hoạch tổ chức cho công nhân được tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao tay nghề trong quá trình làm việc. Khóa học bao gồm lý thuyết và được thực hành để việc nắm bắt đạt hiệu quả cao hơn.

Những công nhân mới được tuyển dụng vào Công ty thường được áp dụng hình thức đào tạo kèm cặp. Các công nhân có trình độ tay nghề cao, vững vàng được phân công kèm cặp và giám sát quá trình làm việc của các công nhân mới.

Những công nhân có tay nghề lâu năm được cử đi học các lớp để nâng cao tay nghề, tham gia thi để nâng bậc thợ.

3.5.3. Đào tạo bổ sung số lao động thiếu:

Hàng năm do nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như biến động về lực lượng lao động của Công ty, Công ty phải lập kế hoạch đào tạo bổ sung kịp thời số lao động biến động của hai Nhà máy.

Chính sách này được xây dựng cụ thể theo từng quý, đáp ứng được nhu cầu về lao động của hai Nhà máy. Điều này làm cho hiệu quả công việc được tăng cao, ít khi xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong quá trình sản xuất. Kết quả này có được chính là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của cán bộ làm công tác quản trị nhân lực trong Công ty. Đã xây dựng một chính sách kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.

3.6. Công tác an toàn và vệ sinh lao động:

Do đặc điểm của công việc chủ yếu là làm việc tiếp xúc trực tiếp với bông, sợi nên người lao động dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: bệnh bụi phổi, viêm phế quản, khó thở…Ngoài ra, các thiết bị còn gây ra tiếng ồn khá

lớn làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động. Nắm bắt được tình hình thực tế, Công ty đã và đang có những biện pháp làm giảm những tác động đó tới người lao động. Họ được trang bị quần áo bảo hộ lao động, điều kiện làm việc được cải thiện, môi trường làm việc luôn thông thoáng, hệ thống thông gió luôn được quan tâm chú trọng.

Hàng năm Công ty còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh hay mắc phải trong quá trình làm việc. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động có như thế họ mới yên tâm để làm việc, hiệu quả sản xuất mới cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Sợi Trà Lý (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w