Mô hình trồng trọt, khảo nghiệm và đảm bảo tính an toàn

Một phần của tài liệu Ngô chuyển gen kháng sâu từ BACILLUS THURINGIENSIS (Trang 78)

II. Giới thiệu về ngô chuyển gen

3.8.Mô hình trồng trọt, khảo nghiệm và đảm bảo tính an toàn

3. Các bước tạo giống ngô chuyển gen trong phòng thí nghiệm

3.8.Mô hình trồng trọt, khảo nghiệm và đảm bảo tính an toàn

Kết quả khảo nghiệm của Viện Di truyền nông nghiệp thấy, các giống ngô khảo nghiệm có sức kháng sâu bệnh rất cao. Sau khi gây nhiễm sâu đục thân nhân tạo một tuần, tỷ lệ cây bị hại ở ngô biến đổi gen chỉ là 21,6% với chỉ số bị hại là 2,41%; trong khi đó ở các giống ngô đối chứng, tỷ lệ cây bị hại lên tới 98% với chỉ số bị hại 64-71%. Năng suất của một số giống ngô biến đổi gen được khảo nghiệm có thể lên tới 8-10 tấn/ha, cao gấp 2 lần so với năng suất ngô bình quân ở nước ta hiện nay.

Lợi ích của các độc tố Bt. trong kiểm soát côn trùng đã buộc chúng ta phải có các phương thức quản lý khác nhau để làm chậm sự phát triển của tính kháng của côn trùng đối với Βt, bao gồm :

- Bố trí các vùng bên cạnh trồng cây không chuyển gen Bt.., làm nơi trú ẩn để giảm áp lực chọn lọc hướng tới việc kháng côn trùng.

- Triển khai các gen kháng côn trùng khác nhau (Ví dụ:protease inhibitor). - Dùng các loại độc tố Bt. cho các receptor đích khácnhau.

- Dùng các promoter khác nhau để điều chỉnh sự biểu hiện của các gen Bt..

- Dùng các promoter đặc trưng mô (tissue-specificpromoter), như thế côn trùng có thể ăn mà không tổn hại đến kinh tế trên các bộ phận ít quan trọng của thực vật.

- Có các hướng khác để phát triển tính kháng côn trùng cho cây chuyển gen dựa trên cơ sở: protease inhibitors, α-amylase, lectins, chitinases, cholesterol oxidase, các virus của côn trùng được tạo dòng, tryptophan decarboxylase, anti- chymotrypsin, bovine pancreatic trypsin inhibitor và nhân tố ức chế lá lách.

GVHD : Cô Lê Thị Thủy Tiên. 71

Dĩ nhiên là Bt.-toxin không độc cho tất cả mọi côn trùng và trong tự nhiên luôn có khả năng xuất hiện những loài sâu kháng. Vì vậy, phải có chiến lược tiếp tục tạo ra những loại cây trồng kháng.

Đặc biệt hứa hẹn là chất ức chế serin-protease, kìm hãm các enzyme tiêu hóa quan trọng của côn trùng. Những cây trồng chứa một lượng lớn protein này có tác dụng bảo vệ trước sự phá hoại của sâu hại.

Ngoài ra, nhiều phương pháp khác cũng được thử nghiệm. Về nguyên tắc các phương pháp này dựa trên việc sử dụng những protein có trong tự nhiên đặc hiệu chỉ gây hại cho côn trùng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở trong cây lương thực và thực phẩm vì nó không chứa những chất độc gây hại cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Ngô chuyển gen kháng sâu từ BACILLUS THURINGIENSIS (Trang 78)