Giới thiệu về ngô

Một phần của tài liệu Ngô chuyển gen kháng sâu từ BACILLUS THURINGIENSIS (Trang 63)

Ngô là cây trồng quan trọng thứ ba trên thế giới sau lúa mì và lúa gạo. Tất cả các bộ phận của cây ngô từ hạt, đến thân, lá ngô đều có thể sử dụng được để làm thức ăn cho người, gia súc hoặc sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học. Ngày nay, khi mà nguồn xăng dầu hóa thạch đang cạn kiệt và ngày càng tăng giá thì ngành trồng ngô trên thế giới để sản xuất xăng sinh học càng phát triển. Ngô là cây trồng có năng suất rất cao, năng suất kỷ lục ở Mỹ đã đạt tới 22 tấn hạt/ha. Những nước trồng ngô nhiều là Mỹ, Nga, Braxin, Ấn độ, Inđônixia.… Ở nước ta, diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Tuy nhiên sản lượng ngô trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu mà hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu khá nhiều ngô hạt (trị giá trên 500 triệu USD) để sản xuất thức ăn gia súc. Trong những năm tới, ngô vẫn là cây có vai trò quan trọng ở nước ta

1. Đặc điểm chung.

Ngô là cây trồng nhiệt đới, được trồng phổ biến trong khoảng vĩ độ 30–55. Ngô thích hợp với thời tiết ấm, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng mạnh là từ 21-27oC. Khi nhiệt độ dưới 19oC ngô sinh trưởng phát triển chậm lại. Lượng mưa thích hợp nhất cho ngô trong khoảng 600-900 mm/năm. Ngô là cây có thể trồng được nhiều vụ trong năm, nước ta trồng vụ đông xuân và hè thu ở miền Nam, vụ xuân, vụ đông ở miền Bắc. Cây ngô không kén đất, do vậy có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, song thích hợp nhất là đất trung tính (pH từ 6,0-7,2), tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn và dinh dưỡng.

2. Phân loại.

Dựa vào cấu tạo tinh bột của nội nhũ hạt, ngô được chia thành 5 loại sau đây : a. Ngô răng ngựa : Hạt to, dẹt, đầu hạt có vết lõm như hình cái răng. Hai bên sườn hạt là tinh bột miền sừng, đầu và giữa hạt là chất tinh bột mềm (miền bột). Vỏ hạt màu vàng, đôi khi màu trắng.

Ngô răng ngựa có hàm lượng tinh bộ từ 60 - 65% khối lượng hạt, trong đó 21% là amiloza, 79% có amilopectin.

Ngô răng ngựa chủ yếu dùng để sản xuất thức ăn gia súc, và còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hay thức ăn cho người.

GVHD : Cô Lê Thị Thủy Tiên. 56

b. Ngô đá : Hạt tròn, nội nhũ chứa nhiều tinh bột miền sừng; vỏ hạt có màu trắng ngà, màu vàng hay màu đỏ.

Ngô đá có làm lượng tinh bột chiếm từ 56 - 75% khối lượng hạt, trong đó 21% là amiloza, 79% là amilopectin.

Ngô đá được dùng để chế biến thức ăn cho người và gia súc, hay dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp

c. Ngô nếp : Hạt tròn, to, bề mặt nhẵn, màu trắng đục hoặc màu vàng. Hàm lượng tinh bột chiếm khoảng 60% khối lượng hạt, trong đó amilopectin chiếm gần 100%, amiloza hầu như không đáng kể. Ngô nếp chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, và còn làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

d. Ngô bột : Hạt bẹt và tròn đầu, mặt hạt nhẵn. Nội nhũ có màu trắng đục, cấu tạo xốp, dễ hút nước. Hàm lượng tinh bột chiếm từ 55 - 80% khối lượng hạt, trong đó 20% là amiloza, 80% là amilopectin.

Ngô bột dùng hầu hết làm thức ăn cho người.

e. Ngô đường : Hạt thường nhăn nheo, vỏ có màu vàng, trắng hoặc tím. Hàm lượng tinh bột của nội nhũ khoảng 25 - 47% khối lượng hạt, hàm lượng đường và dextrin khá cao, có thể đến 19 - 31% khối lượng hạt. Thành phần tinh bột của ngô đường gồm : 60 - 90% amiloza, 10 - 40% amilopectin.

Ngô đường được dùng làm thức ăn cho người và trong công nghiệp thực phẩm.

Một phần của tài liệu Ngô chuyển gen kháng sâu từ BACILLUS THURINGIENSIS (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)