IV. Các hướng nghiên cứu và một số thành tựu trong lĩnh vực tạo thực vật
11. Làm thức ăn chăn nuôi
Một thế hệ cây trồng chuyển gen mới, được thiết kế đặc biệt cho ngành chăn nuôi đang được phát triển. Những loại cây trồng này được thiết kế với những thay đổi quan trọng về hàm lượng các thành phần chính (ví dụ: protein và amino acid) hay các thành phần thứ yếu (ví dụ: các loại vitamin và khoáng chất). Vì những loại cây trồng chuyển gen này được dùng với mục đích làm thức ăn chăn nuôi nên sẽ khác với các loại cây trồng bình thường, tiến trình chuẩn y các loại cây trồng này sẽ cần có thêm những đánh giá về sự an toàn của chúng khi để con người và vật nuôi tiêu dùng.
Các sản phẩm tiềm tàng bao gồm các loại đậu tương và ngô chuyển gen, có hàm lượng dầu cao hơn cung cấp nhiều năng lượng hơn cho bò, lợn và gia cầm. Các nhà nghiên cứu cũng tạo ra loại đậu tương và ngô có hàm lượng các loại amino acid không thay thế cao hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đang được tiến hành nhằm làm tăng hàm lượng phosphore trong thức ăn chăn nuôi.
Nói chung, hầu hết các loài thực vật đều có thể biến nạp được gen. Thông thường, hiệu quả biến nạp gen khác nhau tùy thuộc vào từng loại cây trồng, và dĩ nhiên quá trình biến nạp gen vẫn còn bị hạn chế ở nhiều loài. Ở đây chỉ giới thiệu các kết quả biến nạp gen thành công ở các giống cây trồng quan trọng.
Bảng 2.2. Một số loại cây trồng chuyển gen quan trọng hiện nay
Cây trồng chuyển gen Đặc điểm
Cải dầu
Chống chịu chất diệt cỏ, hàm lượng laurate cao, hàm lượng
oleic acid cao
Ngô Chống chịu chất diệt cỏ,
kháng côn trùng
Bông Chống chịu chất diệt cỏ,
kháng côn trùng
Khoai tây Kháng côn trùng, kháng virus
Đậu tương Chống chịu chất diệt cỏ, hàm lượng oleic acid cao
Bí Kháng virus
Cà chua Chín chậm
Lúa Chống chịu chất diệt cỏ, sản
xuất vitamin A
GVHD : Cô Lê Thị Thủy Tiên. 27
Chƣơng 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC CHUYỂN GEN.