Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 102)

. Xử lý số liệu ban đầu: Ở phần này chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống

3.5 Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

3.5 Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu giữa mẹ chồng và nàng dâu

Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra (phụ lục 1), cách xử lý chúng tôi đã trình bày ở phần phương pháp.

Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 3.8: Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

Mức độ

Rất ảnh hưởng

Ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Khó trả lời Tổng điểm X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % SL % 5 39 32,5 62 51,67 19 15,83 0 0 0 0 140 1,17 1 6 31 25,83 62 51,67 25 20,83 2 1,67 0 0 120 1 2 7 36 30 54 45 24 20 6 5 0 0 120 1 2

X=0,95

Chú thích: Nội dung

5.Câu hỏi 5: Sự ảnh hưởng của chồng đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

6. Câu hỏi 6: Sự ảnh hưởng của mẹ chồng đến hạnh phúc gia đình.,

7. Sự ảnh hưởng những mối quan hệ (của nàng dâu, mẹ chồng và chồng) đến mối quan hệ gia đình.

8. Sự ảnh hưởng của con cái đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nhìn vào bảng 3.8 chúng ta thấy: Có sự ảnh hưởng của các thành viên (người chồng, mẹ chồng, và con cái) trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Với X = 0,95, trong tổng số 4 khõu thỡ cú ắ khõu lớn hơn 0,95, cũn ẳ khõu nhỏ hơn 0,95. Như vậy có sự ảnh hưởng rất lớn của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Nhưng mức độ ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu là không đồng đều. Trong đó, người chồng có ảnh hưởng nhiều nhất đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu (có X = 1,17, xếp thứ bậc 1) và con cái có ảnh hưởng ít nhất đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu X = 0,6, xếp thứ bậc 4).

Kết luận trên được giải thích như sau: Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm lý gia tăng. Mẹ chồng thường có cảm giác quyền chi phối gia đình của mình bị thu hẹp kể từ khi con dâu vè nhà mình. Khi chưa có con dâu, bà thường dồn mọi tình cảm, lo lắng cho con. Nhưng sau khi con lấy vợ, bà không còn độc quyền chăm sóc. Mặt khác, cậu con trai sau khi lấy vợ tình cảm bị san sẻ, sự quan tâm đến mẹ có phần hạn chế. Cũn cỏc con của nàng dâu, là cháu của bà và chủ yếu là do hai vợ chồng chăm sóc nuôi dạy cho nên sự ảnh hưởng của ông bà đến cháu cũng ít hơn.

Chính vì vậy để mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng được tốt đẹp, trước hết đòi hỏi người chồng phải khéo léo trong cách ứng xử vì một bên là mẹ và một bên là vợ.

Giáo viên Lờ.Thanh.H tâm sự rằng: “Về nhà chồng nhiều điều còn bỡ ngỡ trong cách ứng xử, tổ chức cuộc sống gia đình. Mình rất lo lắng. Nhưng nhờ có chồng luôn ở cạnh bên mình giúp đỡ, động viên cho nên mình rất yên tâm. Giờ thì mọi thứ đều rất tốt đặc biệt là trong mối quan hệ với mẹ chồng mỡnh, mỡnh được mẹ chồng hướng dẫn, giúp đỡ không khác gì mẹ của mỡnh”.

Cô N.T L tâm sự rằng: “Chồng chị rất hay nghe lời mẹ và khi chị có điều gỡ khụng phải,vợ chồng giận nhau hay bất cứ việc gì trong nhà anh đều sang nói với mẹ, làm cho mẹ chồng chị càng trở nên khắt khe với chị. Khi tâm sự với chồng, chẳng những không được anh thông cảm mà còn quay ra nói chị khiến chị có cảm giác lạc lõng trong gia đình chồng và có ác cảm với mẹ chồng”.

Cô Tr.T.Ng tâm sự rằng: “Khi chưa có con, quan hệ giữa mình và mẹ chồng rất tốt. Nhưng từ khi có em bé, bà nội từ quờ lờn chăm cháu, mọi phiền phức mới nảy sinh. Mình với mẹ chồng bất đồng trong quan điểm chăm sóc cháu. Chồng của mình rất tinh tế và khéo léo, với vợ anh thủ thỉ để cho mình hiểu và thông cảm cho bà, với mẹ anh trò chuyện và ý nhị góp ý, anh cũng thường xuyên quan tâm đến bà, khéo léo nói để bà hiểu vợ mình. Làm cho mối quan hệ giữa mình với mẹ chồng trở nên tốt hơn dễ hiểu và thông cảm cho nhau. Anh luôn tạo điều kiện để cả nhà có những thời gian vui vẻ bên nhau”.

Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, thì người chồng nên cư xử tế nhị, khéo léo biết điều phối giữa tình và hiếu: Không thể vì tình cảm với vợ mà bớt hiếu thảo, trách nhiệm với mẹ và ngược lại, không nhất thiết lúc

nào cũng một mực theo ý kiến của thân mẫu mà không cân nhắc đúng sai, bỏ ngoài tâm tư của vợ. Trong trường hợp khi thấy mẹ đúng và muốn làm theo lời mẹ, người chồng cần nói rõ cho vợ điều mẹ nói là hợp lý một cách khách quan. Nếu mẹ sai, anh phải góp ý để bà điều chỉnh, còn vợ sai thì cũng không nên bênh vực mà thẳng thắn phân tích, chỉ bảo. Khi giữa mẹ và vợ có mâu thuẫn, người chồng là người tạo cơ hội cho hai người được giãi bày trực tiếp với nhau để mẹ và vợ hiểu, thông cảm và gần nhau hơn.

Như vậy, người chồng là người hiểu rõ nhất cả vợ và mẹ mình vì thế sẽ là người duy nhất có thể làm cầu nối hai người phụ nữ. Chính cách cư xử của người chồng sẽ quyết định mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu được cải thiện hay tiếp tục xuống dốc. Và người chồng phải là người khách quan, có quan điểm riêng, biết đúng biết sai và lúc nào cần nói riêng, khi nào cần nói trước mặt hai người phụ nữ. Có như vậy, cả hai càng thêm quý trọng, nể phục vì thế mà nhường nhịn, thông cảm với nhau hơn.

Và nàng dâu cũng cần hiểu tình cảm của chồng dành cho mẹ mình, không nên so đo và càng không nên có tâm lý thắng thua, vì người chồng là người đứng giữa sẽ khó xử. Sự thẳng thắn, độ lượng sẽ giúp cho mọi người hiểu và gắn bó với nhau hơn và giúp cho mối quan hệ với mẹ chồng tốt hơn.

Biểu đồ 3.2: Sự ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình đến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w