Sự phân loại ứng xử là một vấn đề phức tạp và khó khăn, bởi con người là tổng hòa cỏc mối quan hệ xã hội. Mặt khác, mỗi người lại có hệ thần kinh, kinh nghiệm, trí thức, hoàn cảnh sống, vị thế, nhân cách riêng. Tuy nhiên, tùy theo từng cơ sở mà các nhà khoa học phân ra các kiểu ứng xử khác nhau.
- Ứng xử tốt - đúng mực: là kiểu ứng xử phù hợp với hành vi và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Ứng xử xấu: là kiểu ứng xử có thái độ phù hợp với hành vi nhưng không phù hợp với yêu cầu của xã hội.
b. Dựa vào tâm thế.
Trường phái Uzinatze chú ý các yếu tố đánh giá đồng hóa các hiện tượng và đánh giá tương phản các hiện tượng, đã tiến hành thực nghiệm và rút ra kết luận: Do một số tâm thế được tích lũy lại trên cơ sở tính tích cực tâm lý biểu hiện thái độ khẳng định với các sự vật, một số tâm thế khác biểu thị thái độ phủ định nên cá nhân tiến hành sự phân biệt tâm lý bước đầu - đơn giản nhất đối với hiện thực, hiện thực được phân nhóm thành các hiện tượng tích cực và tiêu cực. Tùy theo hướng này mà con người có thái độ ứng xử dễ chịu, thoải mái hay khó chịu không thoải mái trong các tình huống nhất định.
c. Dựa vào các giá trị xã hội và nhân văn.
- Nhóm các giá trị ứng xử đối với bản thân và đối với người khác như: biết giữ gìn sức khỏe của bản thân, của mọi người, biết tiếp thu những phẩm chất tốt đẹp của người khác, biết tự trọng, biết làm chủ và biết kiểm tra, tin cậy và thừa nhận mọi người, có tinh thần hợp tác và thẳng thắn, cởi mở với mọi người, biết hòa giải đúng đắn, đúng mực trong giao tiếp, ứng xử.
- Nhóm các giá trị ứng xử với gia đình và bầu bạn như: Kính trọng yêu quý bố mẹ và có cảm tình với gia đình, chân thành, hợp tác với bầu bạn, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, và bạn bè.
- Nhóm các giá trị ứng xử với xóm giềng, cộng đồng; dân tộc và xã hội: Sống có thiện cảm, có quan hệ sâu sắc, thắm thiết với mọi người. Có tình cảm và trách nhiệm chung, hoàn thành các nghĩa vụ đối với xã hội. Tôn trọng và ứng xử phù hợp với lợi ích chung, quan tâm đến sự phát triển và an toàn của
- Nhóm các giá trị ứng xử đối với cộng đồng thế giới: Con người phải hiểu rõ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, tinh thần hợp tác quốc tế. Biết và có ý thức tôn trọng các nền văn hóa của các dân tộc. Có ý thức về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống hạnh phúc toàn cầu như vấn đề: dân số, môi trường… Từ đó, có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới.
- Nhóm các giá trị ứng xử với tương lai và sức sống của trái đất: con người phải hiểu biết đầy đủ về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, biết sống có trách nhiệm, sử dụng tài nguyên khôn ngoan hợp lý, biết và tham gia bảo vệ thiên nhiên một cách sáng tạo.
d. Dựa vào phong cách, ứng xử có 3 loại thường gặp:
- Kiểu ứng xử độc đoán: Biểu hiện trong ứng xử là: thường không quan tâm đến những đặc điểm tâm lý riêng của đối tượng khi giao tiếp, thiếu thiện chí và gây căng thẳng với mọi người; dùng quyền để áp đặt, để giải quyết mọi vấn đề khi quan hệ với những người xung quanh.
- Kiểu ứng xử dân chủ: Thể hiện ở sự nhiệt tình, sự thiện ý cởi mở, sự tôn trọng nhân cách con người trong giao tiếp. Biết quan tâm lắng nghe khi cần thiết. Luôn tạo không khí gần gũi, thân mật trong giao tiếp bằng những ứng xử phù hợp.
- Kiểu ứng xử tự do: thể hiện trong ứng xử hay chiều theo ý đối tượng, không nhất quán, dễ thay đổi mục đích do thường hành động theo cảm xúc bột phát, có tính cảm tính.
e. Dựa vào kiểu hình thần kinh của khí chất.
- Kiểu ứng xử mạnh mẽ ( hay còn gọi là kiểu sôi nổi, kiểu thần kinh: mạnh - không cân bằng): Người có kiểu ứng xử này thể hiện: Khi có tác động ở bên ngoài đến họ - họ có phản ứng ngay bằng thái độ hành vi, cử chỉ, những phản ứng đó có thể là tích cực hay tiêu cực.
Trong giao tiếp, nếu có ai xúc phạm đến họ trước mặt mọi người, họ tỏ thái độ không bình tĩnh, phản ứng một cách gay gắt, nóng nảy. Trong trường hợp giao tiếp diễn ra thuận hòa thì họ tỏ ra là người nhân hậu vị tha, Đây là người có sức mạnh, có năng lực, có khả năng làm việc cao và hoạt động trên phạm vi lớn.
- Kiểu ứng xử linh hoạt (tương ứng với kiểu thần kinh mạnh - cân bằng - linh hoạt): Người có kiểu ứng xử này thường giải quyết nhanh, dứt khoát các tình huống, có khả năng kiềm chế, kiểm soát, điều chỉnh được các xúc cảm ở mức độ cần thiết, vì thế mọi tác động của khách quan họ đều tiếp nhận nhẹ nhàng thoải mái, họ thường ứng xử một cách khéo léo, tế nhị.
- Kiểu ứng xử bình thản (tương ứng với kiểu thần kinh mạnh - cân bằng- không linh hoạt): những người có kiểu ứng xử này thường tỏ ra bình tĩnh, chín chắn, thận trọng trong giao tiếp, ứng xử. Đôi khi trong giao tiếp họ tỏ ra chậm chạp, chưa linh hoạt, vì vậy họ thường bỏ lỡ cơ hội và chậm thích nghi với môi trường xung quanh.
- Kiểu ứng xử chậm (tương ứng với kiểu thần kinh yếu): những người có kiểu ứng xử này thường rụt rè, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán. Khó làm quen và thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Họ có sức chịu đựng yếu, dễ bị tổn thương, dễ dao động.
Trên đây là một số cách phân loại ứng xử tiêu biểu. Sự khác nhau đó là tùy thuộc vào sự nghiên cứu của các tác giả ở các góc độ khác nhau. Việc phân loại ứng xử có ý nghĩa quan trọng để hiểu sâu và cú cỏch gọi thống nhất trong tâm lý học ứng xử cũng như trong cuộc sống.
Ngoài các kiểu phân loại ứng xử trờn cũn cú cỏch phân loại ứng xử như: dựa trên các lĩnh vực hoạt động xã hội có: ứng xử sư phạm, ứng xử trong lĩnh vực ngoại giao, ứng xử trong kinh doanh… Trong đó ứng xử được gắn
Trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề ứng xử trong gia đình, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về vấn đề ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng.