Gia đình cô Nguyễn Thị Đ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 118)

. Xử lý số liệu ban đầu: Ở phần này chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống

52 43.33 5 Mẹ chồng thiếu sự cảm thông, chia sẻ, và giúp đỡ con dâu 35 29

3.9.1 Gia đình cô Nguyễn Thị Đ.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoỏ, cụ ra trường công tác tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoỏ. Cụ dạy môn Toán, làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm, năm nay là năm thứ 28 trong nghề dạy học. Cô là một giáo viên rất tận tụy với học sinh, thương yêu các em hết mực. Gia đình cô sống với bố mẹ chồng. Mặc dù hoàn cảnh gia đình cô gặp rất nhiều khó khăn, hai vợ chồng đều là giáo viên cấp II, có 2 con, song gia đình cô sống tình cảm, hạnh phúc. Các con của cô rất ngoan và học giỏi. Cháu trai đầu đang học trường đại học của tỉnh. Cháu gái thứ hai đang học lớp 10 cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Mẹ chồng cô năm nay 60 tuổi, làm công nhân tại một nhà máy nay đã nghỉ hưu. Trong cuộc sống gia đình, để giữ được bầu không khí gia đình luôn ấm cúng và hạnh phúc cũng không phải là đơn giản, trải qua nhiều thời gian qua học hỏi cách ứng xử từ mẹ chồng mà cô mới có được.

Qua tìm hiểu, trò chuyện tiếp xúc với cô, chúng tôi được biết một số kinh nghiệm của cụ đó được đúc kết trong sự ứng xử với mẹ chồng. Cô tâm sự, để được như bây giờ cũng không phải là đơn giản, thời gian đầu rất vất vả và khó khăn. Cô kể chuyện về những kỷ niệm làm dâu của mình:

Ngay ngày lần đầu tiên về làm dâu cụ đó phải đảm đương bữa cơm cho nhà chồng, cụ đó thất bại với món rau luộc chưa đủ mềm, món sườn chua ngọt vừa giai vừa mặn. Nghe mẹ chồng càn nhằn “Nấu thế này làm sao mà ăn được?” Tôi vừa tức vừa ngượng nhưng tự nhủ sẽ để ý sửa sai.

Nhưng càng cố gắng, cô càng thấy mình vụng về, lóng ngóng. Cơm canh mỗi hôm không ngon một kiểu. Nhiều lỳc nhỡn vẻ mặt khó chịu, nghe những lời chê bai của mẹ chồng, cô vừa xấu hổ vừa bực bội và muốn xách vali bỏ đi cho xong. “Nhưng nghĩ mình là con nhà có giáo dục, mình không thể bỏ đi. Mình được học hành, có hiểu biết, không lẽ mình đầu hàng trước việc này”, cô cứ tự nhủ như vậy để bình tâm lại.

Rồi sau một thời gian tốn vô khối nước mắt, cô cũng tìm được cách để thích nghi. Cụ đó kiềm chế để không giận dỗi mỗi khi mẹ chồng chê trách, cố bỏ qua âm sắc khó chịu trong giọng nói cũng như vẻ mặt cau có của bà, chỉ chú tâm xem mình sai ở đâu để sửa.

Cô cũng mạnh dạn hỏi kinh nghiệm làm các món ăn của mẹ chồng. Và bài học đầu tiên mà cô học được từ bà là học muối dưa. Những vại dưa của mẹ chồng cô muối lúc nào cũng vàng ươm, thơm phức lác đác những lá hành xanh thật là đẹp mắt. Còn khi cô ra tay, món dưa chưa bao giờ được vinh dự bày lên bàn, vì lần nào thử sức vại dưa cũng bốc lên mùi ung ủng, nồng nồng, lá dưa cứ úa thẫm. Nhờ mẹ chồng chỉ dẫn từng tí một, cô mới biết cách rửa dưa, pha nước muối sao cho vừa độ và nén dưa thế nào mà không làm nỏt lỏ, rồi khi dưa đã gần chín mới thái hành trộn vào... Lần đầu tiên được nhìn thấy vại dưa vàng ươm pha lẫn những lá hành tươi xanh, ngon lành do chính tay mình làm cô thấy thật vui. Và cô bắt đầu nhập gia thực sự ở nhà chồng với vại muối dưa đó.

chức. Khi bắt tay vào làm gì bà cũng sắp đặt để không việc nào chồng chéo việc nào, việc làm trước giúp việc làm sau được thuận tiện hơn. Chính vì thế bà vừa đảm đương tốt công việc ở cơ quan lại vừa quán xuyến việc nhà chu đáo mà vẫn có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

Cô thực sự nhận ra những tình cảm sâu sắc, cảm động nơi bà khi cô sinh đứa con đầu lòng. Những khi con cô ốm, bà cũng trằn trọc ngủ không ngon. Nửa đêm bà thường thức giấc, lúc đem cái khăn đắp cho chỏu, lỳc dặn dò việc này việc kia. Nhìn bà âu lo, lúc âu yếm xoa nắn tay chân cho chỏu, cụ đó quờn hết những lúc bà nổi nóng, mắng mỏ này nọ chỉ còn lại trong lòng niềm kính yêu với bà.

Càng sống cạnh bà, cô càng học hỏi được nhiều điều, trong đó có cả chuyện để trở thành một người mẹ biết yêu con đúng cách. Đôi lúc bà vẫn rầy la chuyện này chuyện nọ, nhưng giờ đây cụ đó biết rằng cần phải nhìn vào những việc bà đã làm để hiểu tấm lòng yêu thương rất thiết thực của bà, chứ không nên ấm ức vì những lời nói đôi khi rất cay nghiệt của bà. Và tốt hơn cả là hãy cố gắng làm thật tốt mọi việc để bà không phải mắng.

Sau nhiều năm sống với một bà mẹ chồng khó tính, hình như cô cũng không còn dễ tính nữa. Cô thấy mình chu đáo hơn, làm việc hiểu quả hơn, và cũng khó chịu khi nhìn người khác làm việc không đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, cô cũng không quên nỗi khổ tâm vì bị chê trách, mắng mỏ hồi mới về làm dâu để không bị nhiễm tính khí nóng nảy của bà. Thậm chí có những lúc vui vẻ, cụ cũn lựa lời bày tỏ mong muốn được thấy bà nhẹ nhàng, hoà nhã hơn. Không ngờ, bà không giận, mà lại ngồi trò chuyện rất lâu, kể hết về cuộc đời thăng trầm vất vả của bà cho cô nghe.

Mới 16 tuổi, do cha mẹ mất sớm, của cải tiêu tan,, một mình bà là chị cả đã phải cáng đáng mọi việc để nuôi bốn đứa em nhỏ (đứa bé nhất mới được hai tuổi). Do phải toan tính trước cuộc sống quá vất vả, phải nghiêm khắc để

dạy dỗ các em, tính khí bà đâm ra cũng khó khăn. Bà thừa nhận đôi khi biết quá khắc nghiệt với mọ người, bà cũng muốn sửa lắm, nhưng không được vỡ nó đó trở thành tính cách.

Những lời tâm sự của bà khiến cô vừa thương sót, vừa cảm phục. Từ đó, mỗi khi mẹ chồng nóng giận, cô không còn thấy bực tức trong lòng nữa, vỡ cụ biết rằng bà cũng không muốn như vậy. Cụ cũn khuyờn chồng cụ nờn hiểu và chiều bà hơn. Và mỗi khi gặp khó khăn, cô thường nghĩ đến bà, đến những khó khăn lớn nhiều mà bà đã trải qua để cú thờm nghị lực cho mình.

Từ một người xét nét nhiều khi nghiệt ngã, mẹ chồng cô cũng ngày càng vui vẻ, nhẹ nhàng hơn. Cô cảm thấy rất vui sướng vì sự thay đổi này. Hình như cô và bà đã tìm thấy con đường để sống hoà hợp và yêu thương nhau. Mẹ chồng cô cũng hiểu ra rằng, tuy vụng về nhưng cụ luụn mong muốn được chỉ bảo và sẵn sàng học hỏi nơi bà.

Nay tuy đã có tuổi, mẹ chồng cô vẫn là “người cai quản tối cao” trong nhà. Bà vẫn sắp sếp mọi việc, không quên phân công cho mọi thành viên trong nhà những việc phù hợp.

Cô cảm thấy cuộc sống mấy thế hệ dưới một mái nhà của cô thật yên ấm, nhịp nhàng. Nếu chịu khó học hỏi, tìm hiểu để thông cảm với mẹ chồng thì nàng dâu vẫn có thể chung sống ngay cả với những bà mẹ chồng ghê gớm nhất. Cô rút ra được điều đó từ cuộc sống của chính mình.

Qua đây chúng tôi nhận thấy cô Đ đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng bởi một số yếu tố như: xuất phát từ việc hiểu đặc điểm tâm - sinh lý của mẹ chồng, chịu khó học hỏi, tìm hiểu để cảm thông với mẹ chồng, từ đó có sự khéo léo, tế nhị trong cách ứng xử với mẹ chồng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w