. Xử lý số liệu ban đầu: Ở phần này chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống
2.3.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu là các trường THCS ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
Huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá là huyện vùng cao, nằm ở phía tây nam thành phố Thanh Hoán được xếp vào hàng khó khăn nhất, nhì tỉnh Thanh Hoá. Tiềm năng kinh tế chủ yếu là cõy cụng nghệp; mía, quế, dừa.. thị trấn Thường Xuân là trung tâm văn hoá - kinh tế của huyện, nằm trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 507. Với vị thế này, Thường Xuõn đó trở thành huyện trọng điểm của tỉnh Thanh Hoá về phát triển lâm nghiệp. Nơi gặp gỡ, giao lưu kinh tế - văn hoá của ba dân tộc Thái, Mường, Kinh. Điều kiện kinh tế của huyện cũng ảnh hưởng rất lớn đời sống của người dân ở đây. Cơ cấu kinh tế lâm - nông - tiểu thủ công nghiệp đã khẳng định được ưu thế, phát huy được những tiềm năng thế mạnh són cú.
Về giáo dục và đào tạo huyện xác định là nhiệm vụ hàng đầu, giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực, thời gian qua, huyện Thường Xuõn đó tăng cường dầu tư cho công tác dạy và học, do đó đã thu được những kết quả khả quan. Đến nay, huyện đã đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS, có nhiều trường lớp được xây dựng đạt chuẩn quốc gia. Huyện Thường Xuõn cú 17 trường cấp II, với số giáo viên trực tiếp giảng dạy gần 500 người, số học sinh cấp II là gần 6000 em. Ở huyện Thường Xuân có nhiều học sinh giỏi quốc gia, nhiều em được tuyển thẳng vào đại học, nhiều em được gửi đi học nước ngoài...