. Xử lý số liệu ban đầu: Ở phần này chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống
2.4.3 Phương pháp thực nghiệm trong tình huống giả định
Mục đích: Tìm hiểu cách ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng. Trên cơ sở đó tìm ra cách ứng xử tối ưu.
Đây là các tình huống được xây dựng trên cơ sở khái quát những tình huống khá phổ biến mà các nàng dâu đã, đang và sẽ gặp trong cuộc sống. Các tình huống giả định này cho thấy sự lựa chọn cách ứng xử của nàng dâu trong mối quan hệ với mẹ chồng.
Nội dung: Thực nghiệm trong tình huống giả định bao gồm 20 tình huống, trong đó:
+ Từ tình huống thứ 1 đến tình huống thứ 5: Tìm hiểu sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng khi có sự ảnh hưởng của người chồng.
+ Từ tình huống thứ 6 đến tình huống thứ 10: Tìm hiểu sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng khi có sự ảnh hưởng của con cái.
+ Từ tình huống thứ 11 đến tình huống thứ 20: Tìm hiểu sự lựa chọn ứng xử của nàng dâu trong mối quan hệ với mẹ chồng.
Bước 1:
Chúng tôi đưa ra các tình huống ứng xử giả định, yêu cầu nàng dâu trả lời cách ứng xử theo nhận thức của họ cho mỗi tình huống.
Bước 2:
Từ kết quả nghiên cứu bước 1, chúng tôi xây dựng các cách ứng xử giả định cho mỗi tình huống: chúng tôi chọn mỗi tình huống lấy 4 cách ứng xử mà nàng dâu sử dụng phổ biến. Từ các tình huống đó với các cách ứng xử giả định, yêu cầu giáo viên lựa chọn và đánh giá các cách ứng xử theo 5 mức độ sử dụng: Rất tốt, tốt, nên, không nên, bình thường, và khó trả lời.
Việc sử dụng phương pháp thực nghiệm trong tình huống giả định có nhiều lựa chọn. Chúng tôi dùng hệ quản trị dữ liệu Foxbase để xử lý kết quả. Để tìm tần số xuất hiện cao nhất trong sự đánh giá theo thứ bậc các cách ứng xử, chúng tôi dùng công thức hoán vị: Pn = n! trong xác suất để tính. Thực nghiệm của chúng tôi đưa ra 4 cách lựa chọn nên sẽ có 24 cách sắp xếp có thể có (P4 = 4! =24). Vị thứ các cách ứng xử chính là cách sắp xếp có tần số xuất hiện cao nhất.
Chúng tôi sắp xếp như sau: Cao nhất xếp thứ 1; Cao thứ 2 xếp thứ 2; Cao thứ 3 xếp thứ 3; Thấp nhất xếp thứ 4.
Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử khác nhau, nhưng việc chúng tôi đưa ra một số cách ứng xử như vậy là dựa trên cơ sở khái quát các cách ứng xử mà nàng dâu đã và đang sử dụng. Trên cơ sở đó chúng tôi phân tích cơ sở lý luận khoa học giáo dục nói chung và cơ sở tâm lý học nói riêng của từng cách ứng xử. Việc đánh giá hiệu quả của các cách ứng xử chỉ mang tính chất tương đối, bởi vì mỗi con người với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau và với những phẩm chất nhân cách khác nhau. Hiệu quả của các cách ứng xử phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh, tình huống, đối
tượng… trong giao tiếp, ứng xử. Vì thế, nàng dâu luôn phải khéo léo, sáng tạo, tế nhị và linh hoạt…trong cách ứng xử.
Chúng tôi tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu một số giáo viên nhằm bổ sung cho các số liệu điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi mở.