Đặc điểm tâm lý người già nói chung và mẹ chồng nói riêng

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 32)

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn trọng người già, người cao tuổi “Kớnh lóo đắc thọ”. Bởi rằng đó là lớp người đã trải qua một chặng đường dài, đã nếm trải biết bao cay đắng, ngọt bùi, vật lộn với bao gian lao vất vả. “Đó từng ăn bát cơm đầy, đã từng nhịn đói chín ngày không ăn” để tồn tại, phát triển và tự khẳng định vị trí của mình ở trong cuộc sống gia đình và xã hội. Nhân dân ta thường cú cõu: “Hơn một ngày hay một việc”. Vì vậy mà thế hệ người già là một kho báu kinh nghiệm về nhiều mặt nên có đủ tư cách, uy tín để góp tiếng nói quan trọng trong những tình huống gay go, phức tạp của con cháu ở trong gia đình cũng như những vấn đề trọng đại của đất nước.

Theo quan niệm trước đây người 50 tuổi (ngũ thập tri thiên mệnh) và 60 tuổi (lục thập lão giả yên chi) đã được coi là tuổi cao, tuổi thọ và đã được con cháu tổ chức ăn mừng yến lão.

Ngày nay, nhiều ngành khoa học nghiên cứu về con người đã chứng minh rằng tuổi 50 của cuộc đời là tuổi còn sung sức, giàu kinh nghiệm, trí thong minh vẫn còn phát triển. Tất nhiên hiệu quả lao động ở tuổi này có phần sút kém hơn so với tuổi 25 - 30.

Theo thống kê của Ủy ban tổ chức lao động người già nước Anh thì ở lứa tuổi 25 - 30 là thời kỳ sung mãn sức lực nhất cơ thể đạt 100% hiệu suất lao động. Khi sang tuổi 55 - 65 hiệu suất lao động của các cụ ông, cụ bà đều đạt bằng nhau 93% chỉ sụt 7% so với tuổi tráng niên.

Đặc biệt đối với lao động trí óc và các hoạt động chính trị, xã hội, nghệ thuật, văn học…thỡ năng lực và thiên tài thường xuất hiện vào lúc tuổi già, khi mà kinh nghiệm đã phong phú, suy nghĩ đã chín muồi, sâu sắc.

Chẳng hạn như, trong cuốn sách “Trớ thông minh của người già” tác giả Charle đã viết: “Trờn cơ thể đã suy tàn, ánh dương của trí tuệ bừng sáng huy hoàng hơn bao giờ hết, như ánh sáng lửa hoàng hôn trên cánh đồng tro bụi”. Lịch sử phát triển nhân loại trên thế giới, đã chứng minh cho biết bao nhiêu con người đạt được đỉnh vinh quang rực rỡ ở vào giai đoạn tuổi già. Chẳng hạn Xô - Phốc đã viết vở kịch xuất sắc “Vua E-đớp” ở tuổi 75. Các tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ I.Liarờpin được sáng tác lỳc ụng ở tuổi ngoài 80, hai giáo sư người Mỹ là Rụbớtphụghen 67 tuổi và Đaglỏtnốt 72 tuổi đã nhận giải thưởng Nụ-ben về những công trình khoa học xuất sắc của thế giới vào năm 1993… Ở Việt Nam có người già như Lý Thường Kiệt năm 57 tuổi đã lãnh đạo toàn dân đập tan cuộc xâm lăng tàn bạo của 40 vạn quân tống trên phòng tuyến song Cầu năm 1076; Nguyễn Tri Phương ngoài 70 tuổi vẫn nhận trọng trách cầm quân đỏnh Phỏp giữ thành Hà Nội năm 1873; Bác Hồ đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ở tuổi 55 và đã hiến dâng tài năng đạo đức cho non sông, đất nước đến hơi thở cuối cùng.

Trong hoạt động sáng tạo khoa học, hoạt động xã hội, nghệ thuật… cũng có nhiều tấm gương sáng chói như: cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng; Đại tướng Vừ Nguyờn Giỏp tuổi đều ngoài 80 vẫn anh minh, sáng suốt làm cố vấn cho Đảng, chính phủ trong việc hoạch định các chủ trương chính sách; hoặc các nhà khoa học như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, nhà giáo Nguyễn Lân...

Mặt khác, con người luôn mong ước cho mình “Trường sinh, bất tử” nhưng trong thực tế chưa ai vượt được qua quy luật “sinh, bệnh, lão, tử” của tạo hóa. Qỳa trình diễn biến của quy luật đó trong một đời người theo một

đến lúc đi vào cõi hư vô. Đã có rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu về điều này và chỉ ra rằng để các cụ sống lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sự hoạt động liên tục, vừa sức của bản thân; chế độ ăn uống; môi trường sống và đặc biệt là cuộc sống tâm thần ổn định trong quan hệ gia đình và xã hội: trong đó là sức khỏe tinh thần: Bộc lộ bằng sự sảng khoái về đời sống tâm lý cá nhân ở cảm xúc thì vui tươi, thanh thản, thoải mái; ở ý nghĩa thì lạc quan, yêu đời, không có những điều ray rứt, dằn vặt; ở lối sống thì lành mạnh với lương tâm trong sạch không có nỗi lo sợ, giữ được bản chất “tự do” như một nhà hiền triết đã nói: “xung quanh ta, ta không làm nô lệ cho của cải, bên trong ta, ta không làm nô lệ cho cỏc thúi hư, tật xấu”.

Đó chính là trạng thái tinh thần tốt nhất vì con người đã làm chủ được bản thân mình. Như vậy, cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự điều hòa cân bằng trong hoạt động tinh thần giữa lý trí đúng đắn và tình cảm trong sáng, nhân hậu. Điều đó giúp cho con người phũng, trỏnh một số những bệnh tật tuổi già thường gặp như: Xơ vữa động mạch; bệnh thiểu năng vành tuần hoàn não; bệnh tai biến mạch máu não... và đặc biệt là hiện tượng Stress ở người già, đó là sự chấn động tâm lý, tâm thần, là những cú “sốc” về mặt tinh thần.

Ngoài những đặc điểm tâm lý và vai trò của người già nói chung ở trên thì mẹ chồng có đặc điểm tâm sinh lý nói riêng là:

Mẹ chồng ngày nay bao gồm nhiều tầng lớp, có thể là nông dân, công nhân, tiểu thương, doanh nhân, trí thức...nghĩa là mẹ chồng ngày nay với các thành phần đa dạng, với nhiều lứa tuổi khác nhau. Ở nông thôn mẹ chồng thường còn trẻ độ trên 40 tuổi đó cú cháu nội cháu ngoại. Nhưng mẹ chồng trí thức (giáo viên, kỹ sư, bác sĩ...) thường trên 50 tuổi mới có cháu nội ngoại. Vì vậy, đây là đặc điểm cũng cần chú ý và không kém phần quan trọng để con dâu phải biết nước ăn, nước ở. Bởi mẹ chồng ngày nay đại bộ phận có trình độ tri thức: tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thậm chí là tiến sĩ, phú giỏo sư....cú

cương vị xã hội. Mặt khác, ngày nay cho dù mẹ chồng ít được học hành vì điều kiện khách quan và chủ quan, song phương tiện thông tin đại chúng: đài, bỏo, vụ tuyến...đưa nhiều tin tức về khoa học đời sống cập nhật thường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Sự ứng xử của nàng dâu với mẹ chồng (Trang 32)