Cần phát hành TPCP theo một lịch trình đã đƣợc công bố trƣớc. Cụ thể là:
- Nên lập chƣơng trình kế hoạch phát hành TPCP đối với các loại kỳ hạn chủ yếu 1, 2, 3, 5, 10 và 15 năm. Dựa vào kế hoạch đƣợc công bố này, các nhà đầu tƣ có khả năng lựa chọn hàng hóa trên thị trƣờng để đầu tƣ phù hợp với chiến lƣợc đầu tƣ riêng của mình và thị trƣờng cũng luôn tồn tại mức lãi suất chuẩn để các công cụ đầu tƣ khác sử dụng tham chiếu.
- Dựa trên nhu cầu vốn của Chính phủ, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch phát hành các khoản nợ dài hạn hàng năm và thực hiện phát hành đều
- Về cơ chế phát hành, cần tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các phƣơng thức phát hành hƣớng tới các nhà đầu tƣ công chúng, giảm bớt sự găm giữ của các công ty chứng khoán, NHTM, chú ý thu hút rộng rãi hơn nữa các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán.
- Kế hoạch huy động vốn đƣợc xây dựng theo từng chủ thể phát hành, bao gồm các bộ phận:
+ Kế hoạch huy động vốn theo từng kỳ hạn.
+ Kế hoạch huy động vốn theo thời gian: Bao gồm kế hoạch ngắn hạn (dƣới 1 năm), kế hoạch trung hạn từ 2 - 5 năm, kế hoạch dài hạn từ 10 năm trở lên.
+ Kế hoạch huy động vốn theo phƣơng thức phát hành: Bao gồm kế hoạch huy động vốn trực tiếp qua hệ thống KBNN và huy động vốn dƣới các hình thức đấu thầu qua NHNN, TTGDCK và đại lý bảo lãnh.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cần quan tâm tổ chức lại hệ thống thông tin để cung cáo đầy đủ, dễ dàng, chi phí thấp các thông tin về kế hoạch phát hành TPCP cho quảng đại các nhà đầu tƣ. Chỉ khi nào các nhà đầu tƣ nắm đƣợc thông tin đầy đủ và chính xác về kế hoạch phát hành TPCP thì họ mới quan tâm bỏ vốn ra mua, mới đƣa TPCP vào danh mục đầu tƣ có kế hoạch của họ. Làm nhƣ vậy, nhu cầu TPCP sẽ tăng lên, thị trƣờng TPCP cũng năng động, linh hoạt và có tính thanh khoản cao hơn.