Chúng ta nên tập trung cải tiến về một số mặt nhƣ sau:
- Cải tiến cơ chế đấu thầu: Từng bƣớc chuyển dần việc đấu thầu theo kiểu Hà Lan sang đấu thầu kiểu Mỹ. Hình thức đấu thầu theo kiểu Hà Lan là xác định giá trúng thầu thấp nhất (tƣơng ứng với lãi suất trúng thầu cao nhất) áp dụng chung cho tất cả các thành viên trúng thầu. Hình thức này thực sự phát huy tác dụng trong giai đoạn thị trƣờng mới phát triển vì khuyến khích về giá với các thành viên thị trƣờng. Tuy nhiên, trên phƣơng diện nhà phát hành thì không có lợi do các thành viên đặt lãi suất thấp nhƣng vẫn trúng thầu
ở lãi suất cao. Về lâu dài, nên áp dụng hình thức đấu thầu kiểu Mỹ (các thành viên đặt mức thầu nào thì trúng thầu ở mức giá đó) để tăng khả năng cạnh tranh của các thành viên thị trƣờng, đồng thời giúp nhà phát hành giảm chi phí huy động vốn so với hình thức đấu thầu kiểu Hà Lan.
- Cải tiến cơ chế bảo lãnh: cần xác định lại điều kiện để tham gia thành viên thị trƣờng bảo lãnh. Ngoài tiêu chuẩn về vốn, các tổ chức bảo lãnh phải có khả năng phân phối trái phiếu ra công chúng thể hiện qua mạng luới chi nhánh, hệ thống khách hàng tiềm năng... Thực hiện nghiêm cơ chế bắt buộc các tổ chức bảo lãnh phải chào bán trái phiếu ra công chúng để đợt phát hành mang tính đại chúng, từ đó tăng khả năng giao dịch, mua bán lại trái phiếu sau khi phát hành.
- Đổi mới cơ chế lựa chọn tổ chức bảo lãnh trong các đợt phát hành theo hƣớng tổ chức phát hành đấu thầu để chọn ra các nhà bảo lãnh. Thông qua đấu thầu sẽ xác định đƣợc lãi suất và khối lƣợng trái phiếu phát hành, các tổ chức bảo lãnh đƣợc lựa chọn là các đơn vị trúng thầu. Các tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm phân phối trái phiếu ra công chúng và đƣợc hƣởng phí. Mức phí này có thể tính bằng tỷ lệ nhất định trên số tiền trái phiếu nhận bão lãnh hoặc bằng chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá phát hành.