Đánh giá tính hiệu lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 46)

Về cơ bản khung pháp lý cho hoạt động của thị trƣờng trái phiếu đã khá đầy đủ và theo thông lệ thị trƣờng quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trƣờng. Hệ thống các văn bản pháp lý từ Luật, Nghị định, Thông tƣ đã quy định và hƣớng dẫn đầy đủ quy trình, thủ tục phát hành, đăng ký, lƣu ký, niêm yết và giao dịch các loại TPCP, trái phiếu đƣợc Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phƣơng... Hệ thống pháp luật đầy đủ nhƣng chƣa đồng bộ. Sự ra đời của văn

bản mới gây chồng chéo, đan xen lên văn bản cũ. Ví dụ cụ thể nhƣ Nghị định số 141/2003/NĐ-CP và Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành công trái XDTQ. Từ năm 2010, khung pháp lý cho hoạt động phát hành TPCP đƣợc nghiên cứu để tiếp tục đổi mới. Chính sách huy động vốn bằng phát hành TPCP đƣợc đƣa ra nhằm mục tiêu bù đắp bội chi NSNN, chi đầu tƣ phát triển, hạn chế nợ công... nên rất đƣợc sự ủng hộ của nhân dân.

Mặc dù Nghị quyết của Đảng đã khẳng định chủ trƣơng tăng cƣờng huy động vốn cho đầu tƣ phát triển, trong đó nguồn vốn trong nƣớc có vai trò quyết định, song việc vận dụng Nghị quyết trong thực tế còn nhiều hạn chế. Cơ chế, chính sách, giải pháp về huy động vốn của nền kinh tế nói chung còn chƣa phù hợp, thiếu đồng bộ. Hiện nay, các cơ quan Nhà nƣớc vẫn chƣa xây dựng xong chiến lƣợc dài hạn, tổng thể về phát triển thị trƣờng vốn, giải quyết các quan hệ cung – cầu theo nguyên tắc thị trƣờng, lúng túng trong việc xác định cơ chế giám sát, quản lý nợ từ trái phiếu. Do đó, có thể nhận thấy vai trò của công tác huy động vốn qua phát hành TPCP vẫn chƣa đƣợc coi trọng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)