Phƣơng thức phát hành

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 27)

Tín phiếu kho bạc đƣợc phát hành theo phƣơng thức đấu thầu qua Sở giao dịch NHNN Việt Nam hoặc phát hành trực tiếp cho NHNN Việt Nam. Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam hƣớng dẫn về trình tự thủ tục phát hành tín phiếu kho bạc. Trƣờng hợp phát hành trực tiếp tín phiếu kho bạc cho NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính thống nhất với NHNN Việt Nam để trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định đối với từng đợt phát hành.

a. Đấu thầu phát hành trái phiếu

Đấu thầu phát hành trái phiếu là việc bán cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đáp ứng đủ các yêu cầu của Chính phủ và có mức lãi suất thầu thấp nhất.

Đấu thầu tín phiếu kho bạc đƣợc thực hiện qua NHNN và chỉ một số ngân hàng hay định chế tài chính đƣợc phép tham gia đấu thầu.

Việc đấu thầu TPCP đƣợc thực hiện qua TTGDCK, thành viên tham gia đấu thầu là các công ty chứng khoán, Ngân hàng Thƣơng mại (NHTM), Quỹ đầu tƣ... Các nhà đầu tƣ nhỏ cũng có thể tham gia đấu thầu trái phiếu thông qua các thành viên đấu thầu. TPCP đấu thầu đƣợc mua bán và là hàng hóa quan trọng trên thị trƣờng chứng khoán.

Việc xác định khối lƣợng và lãi suất trúng thầu căn cứ vào khối lƣợng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, khối lƣợng vốn cần huy động và lãi suất chỉ đạo (nếu có). Tại mức lãi suất đặt thầu mà khối lƣợng đặt thầu vƣợt quá khối lƣợng vốn cần huy động thì khối lƣợng trúng thầu đƣợc phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu theo tỷ lệ thuận giữa khối lƣợng vốn cần huy động còn lại và khối lƣợng đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó. Nếu đấu thầu theo kiểu Hà Lan thì lãi suất trúng thầu cao nhất sẽ là lãi suất áp dụng chung cho mọi đối tƣợng trúng thầu. Nếu đấu thầu theo kiểu Mỹ thì các thành viên trúng thầu sẽ mua trái phiếu có lãi suất đúng bằng lãi suất họ đã đặt thầu.

b. Bảo lãnh phát hành trái phiếu

Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành TPCP đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính trung gian trên thị trƣờng chứng khoán. Các tổ chức tài chính này giúp nhà phát hành (Chính phủ) thực hiện các công việc có liên quan đến đợt phát hành và đƣợc gọi là nhà bảo lãnh (tổ chức bảo lãnh), đƣợc hƣởng một khoản phí nhất định cho hoạt động bảo lãnh phát hành.

Tổ chức bảo lãnh phát hành TPCP giúp Chính phủ thực hiện các thủ tục trƣớc khi phát hành trái phiếu ra thị trƣờng, phân phối trái phiếu cho các nhà

đầu tƣ và có trách nhiệm mua một phần hay toàn bộ TPCP còn lại nếu chƣa phân phối hết.

Hoạt động bảo lãnh phát hành TPCP thƣờng do một nhóm bảo lãnh gồm các công ty chứng khoán, các NHTM, các công ty tài chính, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tƣ đảm nhiệm. Chính phủ sẽ lựa chọn trong hiệp hội bảo lãnh một công ty có uy tín làm ngƣời bảo lãnh chính. Trong một số trƣờng hợp, Chính phủ có thể bổ nhiệm thêm 1 hoặc 2 ngƣời bảo lãnh chính. Ở các thị trƣờng chứng khoán phát triển có các hình thức bảo lãnh TPCP phổ biến sau:

- Bảo lãnh toàn phần (hay cam kết chắc chắn): Ngƣời bảo lãnh nhận mua toàn bộ TPCP để bán lại cho các nhà đầu tƣ hoặc mua lại số trái phiếu bán không hết. Nhƣ vậy, ngƣời bảo lãnh sẽ phải cam kết chuyển đủ số tiền nhƣ dự kiến bán trái phiếu cho Chính phủ. Thông thƣờng thì hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng cho việc phát hành TPCP.

- Bảo lãnh từng phần: Ngƣời bảo lãnh nhận mua một phần (đƣợc quy định trong hợp đồng) số TPCP nếu phân phối không hết.

- Cố gắng tối đa: có hai hình thức cố gắng tối đa khác nhau:

Ngƣời bảo lãnh hoạt động nhƣ một đại lý cho ngƣời phát hành, ngƣời bảo lãnh sẽ nỗ lực tối đa trong việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tƣ, nhƣng nếu bán không hết, ngƣời bảo lãnh sẽ đƣợc quyền trả lại số trái phiếu còn lại cho nhà phát hành mà không bị chịu phạt, hình thức này đƣợc các tổ chức ƣa thích nhất.

Ngƣời bảo lãnh cũng phải cố gắng tối đa để phân phối hết số trái phiếu dự kiến. Trƣờng hợp không bán hết, đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ và ngƣời bảo lãnh sẽ không đƣợc nhận bất kỳ một khoản hoa hồng nào.

c. Đại lý phát hành trái phiếu

Bao gồm đại lý phát hành và đại lý thanh toán:

- Đại lý phát hành TPCP là việc các tổ chức đƣợc phép làm đại lý phát hành TPCP thỏa thuận với nhà phát hành nhận bán TPCP. Trƣờng hợp không bán hết, tổ chức đại lý đƣợc trả lại cho nhà phát hành số phiếu còn lại.

Các tổ chức đƣợc lựa chọn làm đại lý phát hành TPCP bao gồm các công ty chứng khoán, công ty tài chính, các tổ chức ngân hàng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Các tổ chức đại lý phát hành TPCP đƣợc hƣởng một khoản phí phát hành theo mức thỏa thuận với nhà phát hành.

- Đại lý thanh toán TPCP là việc các tổ chức đƣợc phát hành ủy quyền thực hiện thanh toán gốc, lãi TPCP khi đến hạn. Các đại lý thanh toán TPCP cũng đƣợc hƣởng một khoản phí thanh toán theo mức thỏa thuận với nhà phát hành.

d. Bán lẻ trái phiếu

Bán lẻ TPCP qua hệ thống KBNN là việc các đơn vị Kho bạc trực tiếp bán và thanh toán trái phiếu cho ngƣời mua. Trái phiếu bán lẻ qua hệ thống Kho bạc thƣờng đƣợc phát hành theo hình thức chiết khấu hoặc ngang mệnh giá.

- Hình thức chiết khấu: áp dụng trong trƣờng hợp trái phiếu đƣợc phát hành thành từng đợt, thời gian phát hành mỗi đợt không quá 2 tháng, có xác định trƣớc thời điểm phát hành và thời điểm kết thúc. Các trái phiếu phát hành trong đợt có cùng ngày phát hành và ngày đáo hạn.

- Hình thức ngang mệnh giá: áp dụng cho trƣờng hợp trái phiếu phát hành liên tục trong năm hoặc từng đợt kéo dài, không xác định trƣớc thời điểm dừng phát hành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)