Kết quả phát hành TPCP qua các hình thức

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 40)

Bảng 2.1. cho thấy trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2013, khối lƣợng phát hành TPCP tăng rõ rệt từ 68.292,4 tỷ đồng lên 213.719,8 tỷ đồng. Trong đó phát hành tín phiếu qua NHNN có độ tăng mạnh từ 7.491,4 tỷ đồng lên 46.848,5 tỷ đồng, tăng 6,25 lần so với năm 2010. Phát hành trái phiếu qua Sở GDCK Hà Nội tăng từ 27.959 tỷ đồng lên 148.371,3 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với 2010. Phát hành bằng hình thức bảo lãnh chỉ thực hiện trong năm 2010 và năm 2013 và có hiện tƣợng giảm dần về khối lƣợng, cụ thể là giảm từ 26.842

tỷ đồng năm 2010 xuống còn 1.500 tỷ đồng năm 2013. Bảo hiểm xã hội vẫn mua ở các mức 6.000 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng qua các năm. Bên cạnh đó, trong năm 2011 và 2013 có phát hành cho SCIC với khối lƣợng tƣơng ứng là 10.000 tỷ đồng và 15.000 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Kết quả phát hành theo các hình thức giai đoạn 2010 – 2013

(Đơn vị: tỷ đồng)

Hình thức phát hành 2010 2011 2012 2013

Đấu thầu tín phiếu qua NHNN 7.491,4 2.293,5 40.074,6 46.848,5 Đấu thầu qua sở GDCK Hà Nội 27.959 62.153,8 114.979,15 148.371,3

Đấu thầu bằng hình thức bảo lãnh 26.842 1.500

Bảo hiểm xã hội 6.000 6.000 2.000 2.000

SCIC 10.000 15.000

Tổng 68.292,4 80.447,3 157.053,75 213.719,8

Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngành Kho bạc giai đoạn 2010-2013.

- Tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua NHNN đƣợc áp dụng theo phƣơng thức đấu thầu của Hà Lan, các thành viên tham gia đấu thầu theo lãi suất và áp dụng lãi suất xét chỉ đạo trong quá trình xét thầu. Nếu lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất chỉ đạo thì đợt đấu thầu thành công. Lãi suất trúng thầu chính là lãi suất tín phiếu phát hành, các đơn vị trúng thầu đều đƣợc hƣởng cùng một mức lãi suất này. Nếu lãi suất đặt thầu cao hơn lãi suất chỉ đạo, phiên đấu thầu không thành công.

- Để thúc đẩy thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam phát triển và cung cấp hàng hóa có chất lƣợng cao cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 về quy chế phát hành TPCP thay thế cho Nghị định số 72/CP. Cơ chế này đã cho phép áp dụng phƣơng thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK và bảo lãnh phát hành. Hiện nay, số lƣợng đấu thầu trái phiếu khá nhiều, bao gồm các NHTM Nhà nƣớc,

NHTM cổ phần, công ty bảo hiểm… Tuy nhiên, phƣơng thức đấu thầu này chƣa thật sự hiệu quả do các quy định chặt chẽ về khối lƣợng giao dịch, giá đặt mua…

- Để thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, đa dạng hóa các kênh huy động vốn, đồng thời với phƣơng thức đấu thầu TPCP qua TTGDCK, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành TPCP theo phƣơng thức bảo lãnh phát hành. Thông qua kênh phát hành này, Bộ Tài chính đã tạo ra đƣợc một khối lƣợng hàng hóa có chất lƣợng cao đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ thuật để đƣợc niêm yết và giao dịch tại TTGDCK.

Thị trƣờng bảo lãnh ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát triển, trở thành điểm hẹn hấp dẫn giữa các nhà phát hành và nhà đầu tƣ. Đặc thù của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là có sự gặp gỡ, thỏa thuận trực tiếp giữa KBNN và các thành viên tham gia bảo lãnh. Vì vậy, thông qua thị trƣờng này, KBNN có thể ƣớc lƣợng đƣợc cung và cầu vốn trên thị trƣờng với độ tin cậy cao, bám sát đƣợc diễn biến của lãi suất trên thị trƣờng vốn, từ đó tham mƣu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc lựa chọn phƣơng án bảo lãnh phát hành, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ thể phát hành và các nhà đầu tƣ kinh doanh chứng khoán.

Tuy nhiên, cũng giống nhƣ phƣơng thức đấu thầu qua TTGDCK, nếu thực hiện đƣợc việc công khai và minh bạch liên quan đến phƣơng thức bảo lãnh phát hành TPCP theo năm và dài hạn sẽ giúp các nhà đầu tƣ có đƣợc những thông tin cần thiết về thời điểm phát hành, khối lƣợng phát hành và thời hạn TPCP. Nhờ đó, nhà đầu tƣ có kế hoạch sử dụng và phân bổ vốn đầu tƣ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chính phủ tại kho bạc nhà nước việt nam (Trang 40)