nhu cầu đầu tƣ phát triển kinh tế của đất nƣớc
Cùng với kênh huy động vốn của các DN, của hệ thống ngân hàng, việc phát hành các loại TPCP đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bù đắp bội chi NSNN. Tuy nhiên, thời gian qua, khối lƣợng phát hành các loại TPCP còn
nhỏ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch của Nhà nƣớc.
Tính đến 31/12/2013, dƣ nợ các loại TPCP ở nƣớc ta chỉ chiếm gần 11,2%/GDP (xem bảng 2.4). Ở nhiều nƣớc phát triển, mức vay nợ trong nƣớc của Chính phủ lên tới 40-50%, thậm chí ở Mỹ, Italia... con số này còn lên tới 100% GDP.
Bảng 2.4: So sánh số huy động, dƣ nợ TPCP so với GDP giai đoạn 2010- 2013 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Tăng trƣởng GDP(%) GDP Phát hành Dƣ nợ đến 31/12 Tổng số %/GDP Tổng số %/GDP 2010 6,78 1.951.000 68.292,4 3,5 168.000,0 8,6 2011 5,89 2.535.000 80.447,3 3,2 202.583,0 7,99 2012 5,03 2.950.684 157.053,75 5,3 313.489,9 10,6 2013 5,4 3.568.799 213.719,8 6,2 399.704,8 11,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Kho bạc giai đoạn 2010-2103.
Thực tế tình hình lƣu thông tiền tệ ở nƣớc ta cho thấy tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong dân cƣ còn rất lớn. Hiện còn một lƣợng vốn đáng kể, cả nội tệ và ngoại tệ chƣa đƣợc khai thác trong các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể và tổ chức xã hội. Vì vậy, việc chƣa huy động đƣợc đủ vốn bằng cách phát hành TPCP chứng tỏ chính sách huy động vốn của Nhà nƣớc trong thời gian qua chƣa hoàn toàn hợp lý.